Khi cả gia đ́nh Nhân đoàn tụ tại Mỹ, họ sống ở một thành phố. Chưa kịp ổn định, họ lại chuyển về quê Jason - một vùng nông thôn thuộc bang Arkansas.
"Phải ḷng" chàng giáo viên tiếng Anh, cô gái Việt rời nhà về sống nơi heo hút
Vợ chồng Nguyễn Hoài Nhân (quê Bà Rịa - Vũng Tàu) và Jason Sciss đă kết hôn được 13 năm, và cô mới sống ở Mỹ được gần 2 năm. Trước khi gặp Jason, người phụ nữ Việt chưa từng nghĩ đến việc yêu đương hẹn ḥ, chứ đừng nói là lấy chồng Tây.
Nhân kể, thời c̣n đi học, Nhân học tiếng Anh khá kém, rất sợ tiếng Anh. Khi ghi danh vào một trung tâm ngoại ngữ hồi năm 2010, Nhân chỉ mong cải thiện được tŕnh độ, học đủ để dùng trong công việc. Họ quen nhau khi Jason đến Vũng Tàu dạy học, là giáo viên tiếp quản lớp của Nhân.
Cặp đôi Nguyễn Hoài Nhân và Jason Sciss đă có hơn 13 năm gắn bó
Nhân hồi tưởng, khi gặp Jason lần đầu, cô không có ấn tượng ǵ nhiều, ngoài việc anh có bộ tóc xoăn lùm xùm, râu ria rậm rạp che kín mặt và rất cao. C̣n Jason, cuối một buổi học, trước khi vào dạy ca mới, đă níu tay Nhân lại, hỏi cô có muốn đi ăn trưa cùng anh không. Cô đồng ư mà không nghĩ ǵ nhiều. Sau đó, họ yêu nhau.
Nhân nhớ măi, hồi định đưa Jason về nhà ra mắt, chị gái của cô “cảnh báo” người lớn có thể không thích ngoại h́nh xồm xoàm của Jason. Chị gợi ư Nhân bảo bạn trai cạo hết râu tóc để có ấn tượng tốt.
“Lúc đó cũng nghĩ dữ lắm, v́ văn hóa của người ta là tôn trọng cá nhân, ḿnh mà ép anh cạo râu, sợ anh lại giận. Ḿnh mới nói bóng gió với anh, rằng yêu nhau mấy tháng rồi mà em chưa thấy được gương mặt anh bao giờ, v́ râu tóc che hết trơn.
Nói thế thôi ai ngờ mấy bữa sau anh đi cạo râu, cắt tóc gọn gàng. Tối đó đi học, ḿnh thấy có một ông Tây cứ đứng nh́n ḿnh vẫy vẫy cười cười, ḿnh c̣n không biết là ai, chỉ cười xă giao đáp lại. Lúc sau ông Tây đó lại gần, lên tiếng th́ ḿnh mới biết đó là Jason.
Anh nói anh đă để râu 11 năm một cách rất tự nhiên, không ai thắc mắc và anh cũng không có ư định cạo đi. Nhưng anh đă quyết định cạo đi để ḿnh có thể nh́n ngắm gương mặt anh, sến thấy ớn không? (cười lớn)”, cô kể.
Sau khi kết hôn, họ cùng sống ở Việt Nam một thời gian dài, có hai em bé Lily (12 tuổi) và Violet (9 tuổi). Năm Lily 8 tuổi, cô bé qua Mỹ sống. C̣n Nhân và bé Violet tới cuối năm 2022 mới đặt chân tới Mỹ.
Gia đ́nh 4 người khi đó sống và làm việc ở thành phố. Đến tháng 6/2023, cả nhà chuyển về sống cùng bố mẹ Jason tại một nông trang thuộc vủng nông thôn trong bang Arkansas.
"Cái giá phải trả" khi về sống ở vùng nông thôn
Không dễ để Hoài Nhân - một người nước ngoài - có thể ḥa nhập, làm quen với cuộc sống tại Mỹ. Việc chuyển về vùng quê sống cũng khiến mẹ hai con gặp thêm thách thức.
Nhân tâm sự, nhiều người trẻ không muốn sống chung với cha mẹ, nhưng gia đ́nh cô rất yêu thích miền quê, thích không khí sum họp ấm cúng. Việc sống cùng bố mẹ chồng cũng khiến Nhân phần nào được bù đắp t́nh cảm khi phải sống xa quê hương.
Một góc nông trang của gia đ́nh
Bố mẹ Jason có một nông trang rộng ngút ngàn, vẫn đang canh tác hoa màu. Trong vườn nhà cũng có một số cây ăn trái, cây lâu năm. Tuy nhiên, đất đai quá rộng mà nhân lực mỏng, ông bà khó ḷng tận dụng được hết tiềm năng.
Khi về sống chung với bố mẹ, hai vợ chồng Nhân đă cùng nhau cải tạo lại trang viên, tính toán việc quy hoạch các khoảng đất, chỗ nào trồng cây ǵ, nuôi con ǵ... Họ trồng được cà chua, khoai tây, ớt chuông và một số loại cây khác. Đất tốt và tự trồng không hóa chất nên chất lượng rau củ rất thơm ngon.
Jason cũng dự định làm chuồng gà để nuôi gà lấy trứng, đào ao nuôi cá... Dự kiến năm sau, khi công việc ḥm ḥm, gia đ́nh có thể tự cung tự cấp phần lớn đồ ăn hàng ngày. Đó là chưa kể đến mùa, họ có thể được săn nai, bắt tôm cá.
Riêng Nhân đă "xí chỗ" để trồng các loại rau gia vị như lá bạc hà, tía tô,ng̣ rí, củ sả, ớt... Do miền quê không dễ mua giống, nhiều loại Nhân phải vừa ăn vừa chắt chiu giữ giống.
Cả 6 thành viên trong gia đ́nh lớn của Jason và Nhân đều yêu thích thiên nhiên. Không chỉ người lớn chăm chỉ dọn vườn, cưa cây, hai em bé cũng sẵn sàng phụ việc thiu hoạch hoặc dọn dẹp vào cuối tuần.
Mỗi ngày, Nhân lại cảm thấy ḿnh thêm gắn bó với vùng quê này. Đứng dưới sân nhà, cô cảm nhận rất rơ thiên nhiên bao la, rộng lớn như thế nào. Qua ống kính của Nhân, người ta có thể thấy một góc nước Mỹ thuần khiết, giản dị, thiên nhiên hào phóng.
Hoa nở trong vườn nhà và bọn trẻ thoải mái chạy chơi trên cỏ
Sống cùng bố mẹ chồng trong một gia đ́nh đa văn hóa, với Nhân cũng có nhiều điều thú vị. Hai đứa nhỏ rất yêu ông bà nội, đi học về là quấn lấy ông bà. C̣n cô t́m cách “ḥa tan” bố mẹ chồng người Mỹ bằng các món ăn Việt.
Sau giờ làm việc, đưa đón con, cô đảm nhiệm việc nấu nướng cho cả nhà. Dù Nhân nấu món ǵ, phở, bánh ḿ Việt Nam ăn cùng thịt xiên nướng hay cơm cá chiên, canh rau củ, bún nước lèo... th́ cả nhà cũng ăn nhiệt t́nh.
Về việc nuôi dạy con, Nhân tích cực dạy con nói tiếng Việt, viết chữ Việt. Lily sang Mỹ lúc 8 tuổi, c̣n Violet sang Mỹ cùng lúc với mẹ, khi bé được 7 tuổi, nên cả hai nói tiếng Việt rất sơi.
Để bù đắp việc gia đ́nh sống ở nơi hoàn toàn không có cộng đồng người Việt Nam, ở nhà với con, Nhân chỉ giao tiếp với con bằng tiếng Việt. Ngược lại, hai bé cũng tích cực giúp mẹ nâng tŕnh tiếng Anh.
Hoài Nhân cho rằng, sống ở nông thôn có rất nhiều lợi thế: Đất đai rộng thoáng, không khí trong lành, thực phẩm thiên nhiên cũng dồi dào. Tuyệt vời hơn là "cái giá phải trả" cho cuộc sống này chỉ cần sự chăm chỉ, chân thành.
Điều khiến cô hài ḷng nhất là hai em bé được sống trong t́nh yêu thương chan ḥa của ông bà và bố mẹ, đều là những người vui vẻ, tích cực nên lúc nào cũng tràn đầy năng lượng. Đó là những "đặc quyền" mà không phải ai cũng có được.
"Mọi người cứ hỏi sống ở nông thôn th́ có buồn chán không. Thường th́ sau khi cả nhà ăn tối xong, ḿnh sẽ có khoảng thời gian riêng. Mà bận rộn với việc ổn định cuộc sống mới, ḿnh không có thời gian để buồn luôn.
B́nh yên hay buồn chán chỉ là do cách ta sống và cảm nhận. Đủ yêu sẽ thấy b́nh yên, không mở ḷng th́ cho dù sống ở nơi đông đúc nhất ta vẫn cảm thấy cô đơn", cô kết luận.
VietBF@ Sưu tập