Bất chấp áp lực từ phương Tây, kinh tế Nga vẫn được đánh giá là ổn định, tạo bệ phóng quan trọng giúp Tổng thống Putin thu phục cử tri.
Cuộc khảo sát mới nhất do trung tâm Levada ở Moskva thực hiện cho thấy 86% người dân Nga ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin trước thềm bầu cử tuần này. Sergey, nhân viên văn pḥng 25 tuổi, cho biết anh cảm thấy công việc được đảm bảo và phúc lợi y tế tốt.
Sergey bác bỏ bất kỳ ư kiến nào cho rằng các biện pháp trừng phạt quốc tế đă khiến Nga trở nên nghèo hơn. "Là một công dân Nga b́nh thường, tôi không thấy bất kỳ tác động nào của lệnh trừng phạt", anh nói.
Đây là cảm nhận chung của nhiều người Nga, dù trong hai năm qua, một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như trái cây, cà phê và dầu ô liu đă tăng giá chóng mặt. Hầu hết thương hiệu toàn cầu đă biến mất khỏi đất nước hoặc được tái sinh thành các thương hiệu tương đương do những gương mặt mới thân thiện với Điện Kremlin làm chủ.
Ngày càng nhiều ôtô Trung Quốc xuất hiện trên đường phố Moskva, và những người muốn mua một loại mỹ phẩm cao cấp nào đó của phương Tây có thể phải ngậm ngùi bỏ cuộc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang tại Moskva ngày 29/2. Ảnh: AFP
Nhưng ngoài những điều trên, không có nhiều thay đổi về mặt kinh tế đối với hầu hết người dân Nga, hơn hai năm sau khi Tổng thống Putin phát động chiến sự tại Ukraine, điều khiến Nga phải đối mặt với hàng loạt lệnh trừng phạt sâu rộng đă cắt đứt phần lớn hoạt động thương mại giữa nước này với châu Âu, Mỹ cùng các đồng minh của họ.
Cảm giác ổn định về kinh tế trong công chúng là bệ phóng quan trọng đối với Tổng thống Putin khi ông chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử ngày 15-17/3, mở đường cho nhiệm kỳ thứ 5, kéo dài 6 năm.
Trong cuộc bầu cử lần này, đối thủ của ông Putin là những chính trị gia ít tên tuổi, gồm lănh đạo đảng Dân chủ Tự do Leonid Slutsky, nghị sĩ Vladislav Davankov và nghị sĩ Nikolay Kharitonov.
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh lạm phát đang cao hơn mức hầu hết mọi người mong muốn, đứng ở 7%, gần gấp đôi mục tiêu 4% của Ngân hàng Trung ương Nga. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp được duy tŕ ở mức tương đối thấp và nền kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng 2,6% trong năm nay, gấp đôi dự báo trước đó, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Con số này vượt xa mức tăng trưởng ước tính 0,9% của châu Âu.
"Tất nhiên là có những khó khăn, nhưng chúng liên quan đến t́nh h́nh chung trên thế giới", Andrei Fedotov, 55 tuổi, người dân thủ đô Moskva, nói. "Chúng tôi biết rất rơ điều này, nhưng tôi tin rằng Nga sẽ vượt qua tất cả".
"Vật giá tăng cao khiến tôi không vui, giống như bất kỳ người tiêu dùng nào khác. Nhưng nó gắn liền với thời đại chúng ta đang sống và rồi sẽ trôi qua thôi", Fedotov, người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, cho biết thêm.
Giám đốc quản lư thương hiệu Irina Novikova, 39 tuổi, vẫn lạc quan dù vật giá tăng. "Tất cả chúng tôi đều thấy một số hàng hóa đă biến mất, nhưng bù lại hàng nội địa xuất hiện nhiều hơn, nông sản dồi dào hơn", cô nói.
Novikova cho hay lạm phát khiến cô chỉ có thể mua được một món đồ với cùng số tiền mua được ba món trước đây, nhưng thêm rằng mọi người đang đối phó bằng cách "đi t́m những sản phẩm của Nga, các cửa hàng có hàng hóa Nga".
"Các ngành công nghiệp có thể gặp khó khăn, chúng tôi biết về vấn đề này, nhưng một lần nữa, chúng tôi đang điều chỉnh và định hướng lại tư duy của ḿnh, đồng thời cũng bắt đầu t́m đến những người bạn Trung Quốc", cô nói thêm.
Chi tiêu khổng lồ của Nga cho quân sự đang tạo động lực mạnh mẽ với nền kinh tế. Các khoản vay được chính phủ trợ cấp đang hỗ trợ tích cực người mua nhà, tạo cú hích với lĩnh vực xây dựng đang bùng nổ. Bằng chứng là một số dự án nhà cao tầng ấn tượng đang mọc lên trên bờ sông Moskva.
Lạm phát tăng cao nhưng không phải điều quá mới. Nga đă trở nên tự chủ hơn trong việc tự sản xuất thực phẩm sau năm 2014, khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào lănh thổ và phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây, dẫn đến việc chính phủ cấm nhập khẩu nhiều loại thực phẩm từ châu Âu.
Chi tiêu theo kế hoạch của chính phủ Nga trong năm nay gần gấp đôi so với năm 2018. Tuy nhiên, thâm hụt vẫn có thể kiểm soát được do thuế và doanh thu từ dầu mỏ tiếp tục chảy vào.
Chính sách nhập khẩu hàng hóa qua các nước thứ ba như Gruzia, Kazakhstan hay Uzbekistan vẫn cho phép người Nga tiếp tục mua sắm các sản phẩm phương Tây, từ giày thể thao đến điện thoại di động và ôtô, nhưng với mức giá cao hơn đáng kể.
Họ vẫn có thể mua xe BMW, song giá cao gấp đôi ở Đức. IKEA đóng cửa 17 cửa hàng tại Nga, nhưng đồ nội thất và gia dụng của hăng này vẫn được bán trực tuyến cho khách hàng Nga.
Apple đă rời đi nhưng một chiếc iPhone 15 Pro Max 512 GB vẫn được bán với giá 1.950 USD trên trang bán lẻ Wildberries của Nga, tương đương giá chiếc điện thoại này tại Đức.
Không phải nền kinh tế Nga không chịu áp lực. Các công ty phải đối mặt với t́nh trạng thiếu lao động do hàng trăm ngh́n nam giới đă rời khỏi đất nước sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra để tránh bị gọi nhập ngũ và hàng trăm ngh́n người khác đă được điều ra chiến trường.
Nga đă chuyển hướng xuất khẩu dầu từ châu Âu sang Trung Quốc và Ấn Độ do bị những đồng minh của Ukraine tẩy chay. Để tránh các lệnh trừng phạt và bị áp mức giá trần do phương Tây đặt ra, Nga được cho là đă phải chi hàng tỷ USD để mua một đội tàu chở dầu cũ kỹ không kư hợp đồng với các công ty bảo hiểm ở Mỹ, Anh hay châu Âu, những bên chắc chắn phải tuân thủ quy định về giá trần.
Nga cũng mất thị trường khí đốt tự nhiên sinh lời tại châu Âu sau khi cắt phần lớn nguồn cung qua đường ống.
Ngành công nghiệp ôtô đă suy yếu trầm trọng sau khi các chủ sở hữu nước ngoài như Renault, Volkswagen và Mercedes rút lui. Nhưng theo công ty nghiên cứu thị trường Ward's Intelligence, Trung Quốc đă thay thế Liên minh châu Âu (EU) trở thành đối tác thương mại chính của Nga và xe hơi Trung Quốc đă nhanh chóng chiếm lĩnh một nửa thị trường ôtô Nga vào năm ngoái.
Nhiều công ty nước ngoài cũng đă rời bỏ hoặc bán doanh nghiệp của ḿnh cho các đối tác địa phương với giá thấp. Những công ty khác, như nhà sản xuất bia Đan Mạch Carlsberg và công ty thực phẩm Pháp Danone, c̣n bị chính phủ Nga tịch thu tài sản.
"Nền kinh tế đóng vai tṛ rất quan trọng trong tất cả các cuộc bầu cử ở Nga", Janis Kluge, chuyên gia về kinh tế Nga tại Viện An ninh và Quốc tế Đức, nhận xét. "Đối với hầu hết người Nga, kinh tế thực sự là mối quan tâm lớn nhất".
Theo Kluge, kinh tế ổn định là tín hiệu mà Tổng thống Putin gửi tới giới tinh hoa đất nước rằng ông vẫn có thể kiểm soát t́nh h́nh và hiệu triệu quần chúng. V́ thế, "các con số cần thực tế chứ không phải những số liệu bị thao túng".
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn là "một con số trừu tượng" đối với người dân b́nh thường và tỷ giá hối đoái của đồng rouble không c̣n mang tính biểu tượng như trước nữa, v́ hầu hết người Nga giờ đây rất khó tới châu Âu du lịch và không có nhiều hàng hóa nhập khẩu để mua, Kluge cho hay.
"Điều được quan tâm nhất là lạm phát", ông nói. "Và đây là vấn đề mà chính phủ Nga thực sự đă chuẩn bị để đối phó".
Ngân hàng Trung ương Nga đă chống lại đà tăng giá đột biến bằng cách tăng lăi suất lên 16%. Chính phủ hỗ trợ đồng tiền Nga bằng cách yêu cầu các nhà xuất khẩu chuyển thu nhập từ nước ngoài sang đồng rouble. Và lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu kéo dài 6 tháng kể từ ngày 1/3 sẽ giúp giá nhiên liệu tại Nga duy tŕ ở mức thấp.
Nhà nước cũng đă tung ra các khoản cho vay mua căn hộ với lăi suất ưu đăi đáng kể, làm tăng cảm giác thịnh vượng của người dân, dù điều này có thể khiến chính phủ phải gánh một khoản chi phí lớn.
Kluge cho rằng yếu tố then chốt giúp giữ vững nền kinh tế nằm ở việc Nga có thể xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên cho các khách hàng mới ở châu Á. Điều này có thể giúp Nga duy tŕ được mức chi tiêu cho các chương tŕnh quân sự và xă hội "vô thời hạn", ông nói.
Theo báo cáo theo dơi dầu Nga của Trường Kinh tế Kiev, Moskva đă kiếm được khoảng 15,6 tỷ USD doanh thu xuất khẩu dầu trong tháng một, tương đương khoảng 500 triệu USD một ngày.
Giới chuyên gia nhận định về lâu dài, triển vọng kinh tế Nga có thể u ám hơn. Việc thiếu đầu tư nước ngoài sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các công nghệ mới và tăng năng suất.
Những chính sách hào phóng của chính phủ đến ngày nào đó có thể vượt quá khả năng quản lư lạm phát, nhưng chúng nhiều khả năng sẽ tiếp tục được duy tŕ ở mức độ nào sau cuộc bầu cử tổng thống.
Rủi ro chính đối với kinh tế Nga lúc này là giá dầu giảm mạnh, hiện giao dịch quanh mức 70 USD/thùng đối với dầu Urals, trong khi giá dầu thô Brent tiêu chuẩn quốc tế là 83 USD.
Dù vậy, sức khỏe tài chính Nga hiện tại vẫn vững chắc hơn so với những ǵ phương Tây từng kỳ vọng vào hiệu quả của lệnh trừng phạt.
"Tôi không có tin tốt nào cho những người đang chờ đợi nền kinh tế Nga sớm sụp đổ v́ các lệnh trừng phạt", cựu quan chức Ngân hàng Trung ương Nga Alexandra Prokopenko viết trên mạng xă hội X. "Đó là nền kinh tế lớn và kiên cường".
VietBF@sưu tập