Theo như dự luật yêu cầu Tiktok phải lựa chọn, hoặc cắt đứt quan hệ với nhà cầm quyền Trung Quốc, hoặc rời khỏi Hoa Kỳ cho thấy những liên hệ mật thiết giữa kinh tế với vấn đề an ninh, khi tiểu ban Hạ Viện Mỹ ‘‘phụ trách chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc’’ thông qua dự luật buộc ứng dụng Tiktok ‘‘hoặc cắt đứt quan hệ với đảng Cộng Sản Trung Quốc, hoặc rời khỏi thị trường Mỹ’’.
Ảnh minh họa : Logo của ứng dụng Tiktok trên điện thoại cầm tay, chụp tại Boston, Hoa Kỳ, ngày 18/03/2024. AP - Michael Dwyer
Ứng dụng Tiktok với khoảng 170 triệu người sử dụng tại Mỹ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường, nếu không rời bỏ các quan hệ ‘‘mờ ám’’ với Bắc Kinh. Báo Hồng Kông South China Morning Post, hôm 06/03/2024, có bài ‘‘Tiktok được yêu cầu cắt đứt quan hệ với đảng Cộng Sản Trung Quốc hoặc mất khách hàng tại Mỹ’’, cho biết các nhà lập pháp Mỹ đang nỗ lực chuẩn bị ra luật buộc ByteDance, công ty mẹ của Tiktok, phải ‘‘thoái vốn’’ khỏi Tiktok trong ṿng 180 ngày, nếu không sẽ bị cấm.
Tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc ByteDance, có trụ sở tại ‘‘thiên đường thuế’’ Caimans, trị giá hơn 200 tỷ đô la, bị cáo buộc là ‘‘công cụ’’ trong tay chế độ cộng sản Trung Quốc (báo cáo của Thượng Viện Pháp 2023). Tập đoàn ByteDance hiện cũng đang bị bộ Tư Pháp Hoa Kỳ điều tra trong nghi án giám sát các nhà báo Mỹ.
Dự thảo luật của lưỡng đảng do tiểu ban phụ trách chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc, do dân biểu Cộng Ḥa Mike Gallagher chủ tŕ, đă được bỏ phiếu tại cấp tiểu ban hôm 07/03, với sự ủng hộ của toàn bộ 50 dân biểu. Dự luật yêu cầu Tiktok ‘‘cắt đứt quan hệ với đảng Cộng Sản Trung Quốc’’ được chính phủ Mỹ hỗ trợ soạn thảo. Hôm qua, 08/03, tổng thống Joe Biden tuyên bố ông sẽ sớm phê chuẩn luật, nếu Quốc Hội lưỡng viện thông qua. Theo AP, dự luật nhiều khả năng sẽ sớm vượt cửa ải Hạ Viện đầu tuần tới. Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson, đảng Cộng Ḥa, nhấn mạnh: “Đây là một biện pháp quan trọng của lưỡng đảng để đối phó với Trung Quốc, kẻ thù địa-chính trị lớn nhất của chúng ta, hiện đang tích cực phá hoại nền kinh tế và an ninh của chúng ta’’. Tại Thượng Viện, một số nghị sĩ cho biết dự luật có thể sẽ buộc phải có một số chỉnh sửa.
TikTok thanh minh là chưa từng chuyển dữ liệu của người sử dụng Mỹ cho chính quyền Trung Quốc, đồng thời lên án ‘‘lệnh cấm’’ vi phạm quyền tự do ngôn luận trong Hiến pháp Mỹ, xâm hại quyền lợi của ‘‘5 triệu doanh nghiệp nhỏ’’ sử dụng ứng dụng này. Tiktok kêu gọi 170 triệu người sử dụng phản đối dự luật. Bắc Kinh theo sát vụ này. Hôm qua, 08/03, Hoàn Cầu Thời Báo, một cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc, cảnh báo luật này nếu được thông qua ‘‘sẽ khiến quan hệ song phương rạn nứt.’’
Ngăn chặn ‘‘con ngựa thành Troa’’ Tiktok và ‘‘giảm thiểu rủi ro’’
Dự luật yêu cầu Tiktok phải lựa chọn, hoặc cắt đứt quan hệ với nhà cầm quyền Trung Quốc, hoặc rời khỏi Hoa Kỳ cho thấy những liên hệ mật thiết giữa kinh tế với vấn đề an ninh, chính trị trong quan hệ Mỹ - Trung. Việc Quốc Hội Hoa Kỳ hướng đến ‘‘tối hậu thư’’ nói trên với Tiktok nằm trong chính sách ‘‘giảm thiểu rủi ro’’ (de-risking) trong quan hệ với Trung Quốc, mà chính quyền của tổng thống Joe Biden xác lập kể từ đầu năm 2023.
Khác hẳn với chủ trương tách rời khỏi kinh tế Trung Quốc (decoupling), chính sách ‘‘giảm thiểu rủi ro’’ nhắm vào một số lĩnh vực được coi là đe dọa an ninh quốc gia, như các công nghệ cao, thông tin về bộ máy nhà nước, thông tin về cá nhân người Mỹ…. Trường hợp Tiktok cho thấy việc thực thi chính sách ‘‘giảm thiểu rủi ro’’ trong quan hệ với Trung Quốc là điều không hề đơn giản tại các xă hội nơi mà quyền tự do kinh doanh, tự do ngôn luận vốn là khuôn vàng thước ngọc. Năm 2020, ông Donald Trump khi c̣n là tổng thống từng ra lệnh cấm các ứng dựng TikTok và WeChat của Trung Quốc, nhưng lệnh không được thực thi, do bị tư pháp ngăn chặn.
Bắc Kinh đồng nhất chính sách ‘‘giảm thiểu rủi ro’’ của Âu - Mỹ với chủ trương ‘‘tách rời’’ Trung Quốc
Gần đây có một hiện tượng lạ. Trên một số phương tiện truyền thông phương Tây, chủ trương ‘‘tách rời’’ khỏi kinh tế Trung Quốc tiếp tục bị lên án là ‘‘thất bại’’, cho dù chính quyền Mỹ hiện tại không đi theo chủ trương này, c̣n Liên Âu cũng không hề có chủ trương như vậy. Bắc Kinh liên tục lên án phương Tây mưu đồ ‘‘tách rời’’ khỏi kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc cũng thường đồng nhất chính sách ‘‘giảm thiểu rủi ro’’ hiện tại của phương Tây đối với Trung Quốc với chủ trương ‘‘tách rời’’ khỏi kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, ‘‘giảm thiểu rủi ro’’ là chính sách thông thường trong kinh doanh, chưa kể đến lư do an ninh quốc gia, và chính Bắc Kinh cũng đă ngầm thực thi chính sách ‘‘giảm thiểu rủi ro’’ trước phương Tây từ hơn mười năm nay, đặc biệt với chính sách ‘‘Made in China 2025’’.
Chỉ trích chính sách ‘‘giảm thiểu rủi ro’’ của phương Tây với Trung Quốc phải chăng là một cách nhắc lại lập trường của Bắc Kinh ? Một cách để làm giảm ư nghĩa các nỗ lực của chính quyền các nước phương Tây trong việc thực thi chính sách ‘‘giảm thiểu rủi ro’’ với Trung Quốc, vốn không hề dễ dàng? Hay nhằm gieo rắc tâm lư ‘‘chủ bại’’ trong các xă hội phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc?... Có nhiều câu hỏi đặt ra về vấn đề này.