Số liệu từ Cơ quan phụ trách vấn đề Tị nạn của Liên minh châu Âu công bố ngày hôm nay cho biết, số đơn xin tị nạn ở Liên minh châu Âu đă tăng 18% lên hơn 1,1 triệu người trong năm 2023, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng di cư 2015-2016.
Con số tăng “phi mă” này dự kiến sẽ thúc đẩy một cuộc tranh luận vốn đă sôi nổi về vấn đề di cư tị nạn và quan điểm cực hữu trước hàng loạt cuộc bầu cử trên khắp châu lục cũng như cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6/2024.Theo dữ liệu vừa được công bố, Syria và Afghanistan vẫn thuộc nhóm các nước có số người nộp đơn xin tị nạn tại EU lớn nhất. Công dân Thổ Nhĩ Kỳ là nhóm người nộp đơn lớn thứ ba với mức tăng 82% so với năm trước. Số người Palestine xin tị nạn đă tăng lên mức cao kỷ lục gần 11.600 người sau cuộc xung đột Israel-Hamas.
Báo cáo cũng cho biết, Đức một lần nữa là điểm đến hàng đầu của những người xin tị nạn ở EU với gần 1/3 tổng số đơn đăng kư, trong khi Síp nhận được nhiều đơn xin tị nạn nhất tính theo tỷ lệ tương đối 1/78 dân.
Mặc dù số đơn xin tị nạn năm 2023 chỉ thấp hơn mức năm 2016, nhưng lại được coi là mức kỷ lục trong bối cảnh 4,4 triệu người Ukraine đă t́m nơi ẩn náu tại các nước thuộc Liên minh châu Âu sau cuộc xung đột Nga - Ukraine và không cần phải nộp đơn chính thức.
Liên minh châu Âu đă thắt chặt biên giới bên ngoài và luật tị nạn kể từ cuộc khủng hoảng di cư 2015-2016, đồng thời đạt được các thỏa thuận ở Trung Đông và Bắc Phi để thu hút nhiều người ở lại đó hơn. Khối cũng đă đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào tháng 12/2023 về các quy định mới nhằm chia sẻ chi phí và công việc tiếp nhận người di cư một cách đồng đều hơn và hạn chế số lượng người đến. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, những quy tắc đó chưa đủ mạnh để ngăn chặn làn sóng xin tị nạn tại EU.
|