Ba Lan được biết đến là một trong những đồng minh thân thiết và nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ukraine, song t́nh h́nh ở cửa khẩu biên giới Dorohusk – Yagodyn có nguy cơ làm rạn nứt mối quan hệ liên minh tốt đẹp này.Theo tờ Politico, hàng chục nông dân Ba Lan, trong đó nhiều người cầm cờ đỏ trắng, đă phong tỏa biên giới phía Ba Lan ngăn không cho ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp từ Ukraine vào nước này. Động thái trên trên diễn ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua quy định tự do hóa thương mại và các nhượng bộ khác đối với một số hàng hoá của Ukraine trong phản ứng đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Ông Ździsław Dąbrowski, nông dân có trang trại nhỏ rộng 30 hecta, tham gia biểu t́nh, cho biết: “Chúng tôi phải phong toả biên giới. Chẳng lẽ tôi phải chết đói v́ họ đang có chiến tranh hay sao?”.
Những người biểu t́nh chỉ cho phép 2 xe tải đi qua Ukraine mỗi giờ theo một hướng duy nhất. Làn sóng biểu t́nh đă khiến hàng ngh́n xe tải xếp thành hàng dài 11,5 km bên phía lănh thổ Ba Lan, chủ yếu là xe tải Ukraine chờ qua biên giới để trở về quê hương.
Anh Volodymyr đă bị mắc kẹt ở khu vực biên giới này kể từ ngày 9/2. Anh vận chuyển hộp đóng gói cho một nhà máy nước cam ở Odesa từ Đức.
“Không có những chiếc hộp này th́ nhà máy vẫn tồn tại. Nhưng họ liên tục gọi cho tôi. Tôi đă kẹt trên con đường này suốt 22 ngày”, anh Volodymyr nói vọng ra từ chiếc cửa sổ xe tải màu xanh.
T́nh trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều tuyến đường bộ nối giữa biên giới giữa Ba Lan và Ukraine. Giới phân tích lo ngại những căng thẳng do các cuộc biểu t́nh này gây ra có thể làm rạn nứt mối quan hệ giữa Warsaw và Kiev.
Hôm 26/2, ông Oleksandr Kubrakov, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng cơ sở hạ tầng Ukraine, cho biết các toa tàu Ba Lan đă đổ khoảng 160 tấn ngũ cốc Ukraine trái phép khi đến cảng Gdańsk. Đây là lần thứ tư vụ việc phá hoại này xảy ra.
“Chính phủ và cảnh sát Ba Lan sẽ cho phép hành vi phá hoại này tiếp diễn trong bao lâu? Một lần nữa, tất cả những sản phẩm nông nghiệp này được vận chuyển trong các toa tàu kín và quá cảnh sang các quốc gia khác. Chúng tôi đang tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp. C̣n các bạn th́ sao?”, ông tuyên bố.
Thất bại trong đàm phán
Giới chức chính phủ Ba Lan và Ukraine dự kiến sẽ gặp nhau tại Warsaw vào ngày 28/2. Trước đó, hôm 24/2, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đă từ chối gặp phái đoàn Chính phủ Ukraine do Thủ tướng Denys Shmyhal dẫn đầu. Phái đoàn này đă tới ngă tư Korczowa - Krakovets để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng.
Thủ tướng Ukraine nói với nông dân Ba Lan rằng không có loại ngũ cốc nào của Ukraine được nhập khẩu vào Ba Lan kể từ tháng 9/2023 và bất kỳ loại ngũ cốc nào qua biên giới đều sẽ được xuất khẩu đến các nước khác.
“Người dân và nông dân Ba Lan cần nghe sự thật này để hiểu rằng việc phong tỏa biên giới là vô nghĩa”, ông cho hay.
Hôm 25/2, Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng tuyên bố: “Với tư cách là tổng thống, tôi cho rằng việc duy tŕ liên minh với Ba Lan là rất quan trọng. Và nếu các bước không được thực hiện th́ chúng tôi sẽ bảo vệ doanh nghiệp của ḿnh”.
Biên giới là vấn đề sống c̣n đối với Ukraine. Đây là nơi tiếp nhận các lô vũ khí và đạn dược - phần lớn được vận chuyển bằng đường sắt và giúp duy tŕ hoạt động của nền kinh tế đang suy sụp của nước này.
Song nông dân Ba Lan cho rằng vấn đề này cũng rất quan trọng đối với họ. Họ cáo buộc việc EU cho phép nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine - vốn đă bị chặn vào thị trường nội địa – là vi phạm các quy định của liên minh.
Quyết định của EU hỗ trợ Ukraine xuất khẩu hàng hóa thông qua “làn đường đoàn kết” xuyên các quốc gia như Ba Lan, Romania và Hungary đă giúp ổn định giá ngũ cốc và hạt có dầu ở EU. Tuy nhiên, điều đó đă khiến thương nhân và nhà chế biến ở các quốc gia này chớp cơ hội - mua sản phẩm giá rẻ thay v́ giúp xuất khẩu thêm.
Nông dân Ba Lan ở các khu vực giáp biên giới Ukraine cho biết kho ngũ cốc của họ luôn trong t́nh trạng ùn ứ và giá cả giảm mạnh. Các chính phủ, bao gồm cả Chính phủ Ba Lan, đă phản ứng bằng cách phong tỏa thị trường nội địa.
Bà Marcin Bolesta – nông dân sở hữu trang trại rộng 20 ha ở vùng Podlaskie, phía đông Ba Lan – phàn nàn: “Chúng tôi có thể cạnh tranh bằng cách nào? Họ có các công ty nước ngoài khổng lồ ở Ukraine. Thật khó để duy tŕ cuộc sống gia đ́nh của chúng tôi. Chúng tôi c̣n các khoản vay. Chúng tôi phải trả nợ bằng cách nào? Chúng tôi không muốn lúa ḿ Ukraine xuất khẩu qua biên giới”.
Các sản phẩm của Ukraine có đáp ứng tiêu chuẩn của EU hay không cũng là vấn đề bị hoài nghi ở Ba Lan, dù thiếu bằng chứng để chứng minh.
Song không chỉ dừng lại ở đó, nông dân Ba Lan cũng biểu t́nh phản đối Thỏa thuận Xanh của EU. Họ nói rằng thoả thuận này sẽ khiến nông dân phải chịu thêm nhiều gánh nặng chi phí.
Bất cân bằng thương mại
Một số người biểu t́nh Ba Lan cũng kêu gọi đóng cửa biên giới đối với các hàng hóa khác từ Ukraine như xi măng. Lượng nhập khẩu mặt hàng này đă tăng từ 51.000 tấn năm 2021 lên 340.000 tấn vào năm 2023.
Xi măng là “điểm sáng” hiếm hoi trong thương mại giữa Ukraine với Ba Lan.
Theo cơ quan thống kê Ba Lan, năm ngoái, Ba Lan đă xuất khẩu 51,6 tỷ złoty hàng hóa sang Ukraine, tăng 13,6% so với năm 2022. Trong khi đó, xuất khẩu của Ukraine sang Ba Lan giảm 23% xuống c̣n 20,2 tỷ złoty.
Các cuộc biểu t́nh của nông dân diễn ra sau các cuộc đ́nh công của hàng loạt lái xe tải vào cuối năm ngoái. Họ phàn nàn về sự cạnh tranh không công bằng từ các đối thủ Ukraine.
Theo các cuộc thăm ḍ, làn sóng người Ba Lan ủng hộ Ukraine đang giảm dần. Hai năm trước, chỉ có 17% người Ba Lan nói rằng họ sẽ không giúp đỡ người tị nạn Ukraine. Song cuộc khảo sát của tổ chức Openfield cho biết con số này đă tăng lên 34% vào năm ngoái và hiện ở mức 41%.
T́nh h́nh ở Kiev cũng đang trở nên tồi tệ. Số người Ukraine coi Ba Lan là quốc gia thân thiện đă giảm từ 94% năm ngoái xuống c̣n 79%, theo cuộc khảo sát mới nhất của Nhóm xếp hạng Ukraine.
Lái xe tải người Ukraine Volodymyr chia sẻ: “Nền kinh tế của chúng tôi đang sụp đổ. Tất cả hàng hóa lẽ ra sẽ giúp ích cho nền kinh tế đều bị mắc kẹt ở biên giới. Tất cả những chiếc xe tải này đều chứa đầy hàng hóa mua ở Liên minh châu Âu”.
Ông Oleksandr, người đă bị mắc kẹt 17 ngày với chiếc xe chở lượng lớn sản phẩm hạt từ Hà Lan cho một nhà máy sản xuất kẹo ở Ukraine, đang rất tức giận.
“Ở đây chúng tôi bị tấn công. Tôi chưa tắm rửa mấy tuần rồi. Tôi nghĩ rằng chúng tôi là bạn với Ba Lan, nhưng t́nh h́nh đang diễn ra giống như một con dao đâm sau lưng chúng tôi”, ông nói.
|