Theo như siêu sao bóng đá quốc tế Messi đă đến Hong Kong cùng đội để thi đấu một trận giao hữu với đội tuyển Hong Kong vào ngày 4/2. Nhưng v́ bác sĩ của đội khách cho biết Messi bị chấn thương nên anh đă phải ngồi dự bị cả trận và không được thi đấu, khiến bị chính quyền Trung Quốc tuyên truyền thành âm mưu chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vào ngày 4/2/2024, trong trận giao hữu giữa đội Hong Kong XI và đội Inter Miami của Mỹ diễn ra ở Hong Kong, tiền đạo người Argentina Lionel Messi (giữa) ngồi trên băng ghế dự bị. (PETER PARKS/AFP via Getty Images)
Sự việc cầu thủ Lionel Messi không ra sân tại trận đấu bóng đá ở Hong Kong gần đây đă bị chính quyền Trung Quốc tuyên truyền thành âm mưu chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vào ngày 4/2, siêu sao bóng đá quốc tế Messi đă đến Hong Kong cùng đội để thi đấu một trận giao hữu với đội tuyển Hong Kong. V́ bác sĩ của đội khách cho biết Messi bị chấn thương nên anh đă ngồi dự bị cả trận và không thi đấu. Người hâm mộ Hong Kong rất thất vọng và sau đó họ lại phát hiện ra rằng không lâu sau đó Messi đă chơi 30 phút trong trận bóng ở Tokyo.
Đột nhiên, một vụ thể thao nhỏ như vậy đă bị bộ máy tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc coi là một âm mưu quốc tế khổng lồ. Chính quyền này nói rằng quyết định không thi đấu của Messi là một động thái được dàn dựng bởi nhiều thế lực nước ngoài, sau đó họ c̣n đưa ra những phân tích méo mó về lịch sử và hệ tư tưởng của mỗi một thế lực trong đó.
Về việc này, hôm 14/2, ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu), Giám đốc Trung tâm Trung Quốc tại Viện Hudson - một tổ chức tư vấn có tầm ảnh hưởng ở Mỹ, đă viết một bài báo trên tờ The Washington Times nói rằng, ĐCSTQ đă quen với việc cắt nghĩa những sự việc nhỏ nhặt thành những âm mưu to lớn chống lại đảng. Chính quyền này thường có những phản ứng cường điệu và vô lư như vậy, qua đó thể hiện ra sự hung hăn, hiếu chiến và một thế giới quan phiến diện.
Ông Dư cũng từng là cố vấn về chính sách Trung Quốc cho cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.
Ông này viết: "Cốt lơi của cuộc tranh luận này nằm ở sự nghi ngờ sâu sắc của ĐCSTQ đối với cộng đồng quốc tế. Nguyên nhân sâu xa là đảng này tin rằng luôn tồn tại một âm mưu nhằm phá hoại chính quyền của họ, và âm mưu này đă được lan rộng cũng như tính toán sẵn”.
Ông Dư cho rằng, do các lănh đạo của Trung Quốc không hài ḷng với các diễn biến chính trị gần đây ở Argentina nên họ đă có phản ứng như vậy trước việc Messi không thi đấu. Tổng thống mới đắc cử của Argentina - ông Javier Milei - ủng hộ thị trường tự do, ông này đă tiếp quản chính phủ sau khi quyền lực ở Argentina nằm trong tay các lực lượng chính trị cánh tả trong nhiều năm.
Ông Milei dứt khoát từ chối chủ nghĩa xă hội và phản đối việc Argentina gia nhập liên minh BRICS. BRICS là liên minh do Bắc Kinh lănh đạo, tổ chức này hy vọng sẽ thay thế địa vị thống trị kinh tế của phương Tây. Tuyên bố của ông Milei đă trực tiếp đặt ra thách thức đối với tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ.
Ông Dư viết: "Messi, một ngôi sao bóng đá toàn cầu có quốc tịch Argentina, đă vô t́nh bị cuốn vào cuộc đấu tranh hệ tư tưởng của ĐCSTQ. Bắc Kinh cắt nghĩa việc anh này vắng mặt thi đấu ở Hong Kong là một hành vi phản kháng có chủ ư, là sự thể hiện dă tâm phản đối chính trị của ĐCSTQ”.
Ngoài ra, một cơ quan ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh c̣n dựng lên thuyết âm mưu về câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Florida, Mỹ - nơi Messi đang thi đấu. Một bài viết trên tờ Global Times (Thời báo Hoàn cầu) đă gọi câu lạc bộ bóng đá này là một tổ chức mặt trận hợp tác với Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) để chống lại ĐCSTQ.
Ông Dư nói rằng, Bắc Kinh coi sự vắng mặt của Messi là một phần trong một chương tŕnh nghị sự chống ĐCSTQ rộng lớn hơn. Ông này chỉ ra, Trung Nam Hải có xu hướng nh́n nhận các vấn đề thế giới thông qua lăng kính đối đầu ư thức hệ (hệ tư tưởng).
Hiện Bắc Kinh đang yêu cầu Messi đưa ra lời giải thích và xin lỗi về vấn đề này. Ông Dư nói rằng, chính quyền này muốn dốc hết sức để trấn áp những người bất đồng chính kiến và tuyên truyền cái gọi là ‘thông tin chính thống’ mà họ đưa ra.
Ông Dư chỉ ra: “Phản ứng của chính quyền Trung Quốc đối với vụ này không chỉ cho thấy nỗi lo sợ thâm căn cố đế của Bắc Kinh về ‘âm mưu quốc tế’, mà c̣n cho thấy sự đan xen phức tạp giữa địa chính trị và hệ tư tưởng của Trung Quốc.
“V́ điều này, một siêu sao quốc tế giờ đây đă trở thành một nhân vật siêu phản diện [thuộc phe] quốc tế và đang chiến đấu chống lại [Đảng Cộng sản] Trung Quốc”.