Muốn sống khỏe và thọ hơn, giới siêu giàu đang đặt cược toàn bộ tài sản vào các công nghệ sinh học.
Maximilian Winter, người thừa kế thứ bảy của gia tộc cung cấp phụ tùng ôtô Fritz Winter, Đức, từng bị bệnh nhưng không thể t́m ra nguyên nhân. Thời điểm đó Winter mới 23 tuổi, là sinh viên kỹ thuật ở Santa Barbara, Californa, Mỹ luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài.
Anh được chẩn đoán mắc bệnh Lyme (loại bệnh lây truyền từ động vật sang người) sau khi gặp 5 bác sĩ. Sau hai năm điều trị Winter đă b́nh phục hoàn toàn. Từ đây, người đàn ông bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống và thói quen nghỉ ngơi, tập thiền định, sử dụng buồng oxy cao áp, lọc máu bằng tia cực tím cũng như xông hơi bằng tia hồng ngoại.
Winter không chắc đâu là phương pháp giúp bản thân khỏi bệnh, nên sẽ thử tất cả. Anh đủ khả năng chi trả cho những đợt điều trị này nhờ khối tài sản không lồ từ gia đ́nh.
Năm 2018, Winter quyết định đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và khoa học đời sống. Mục tiêu ban đầu là t́m cách phát triển các phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh Lyme, nhưng anh lại thu hút bởi các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu (deeptech) như sử dụng AI để phát triển thuốc. Từ năm 2021, người đàn ông này đă chi hơn 20 triệu USD cho các công ty.
Winter là một trong rất nhiều người thừa kế, doanh nhân thuộc giới siêu giàu đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe để kéo dài tuổi thọ và khỏe hơn.
Theo công ty đầu tư mạo hiểm Longevity Tech Fund, các đơn vị khởi nghiệp trong ngành này đă thu hút hơn 5,2 tỷ USD đầu tư toàn cầu năm 2022.
Maximilian Winter người thừa kế thế hệ thứ bảy của gia tộc cung cấp phụ tùng ôtô Fritz Winter, Đức. Ảnh: Andres Hernandez
Các tỷ phú như Peter Thiel hay triệu phú Bryan Johnson cũng đang chi tiền với hy vọng đẩy lùi quá tŕnh lăo hóa.
Nhưng với những nhà đầu tư mạo hiểm như Winter, chi tiền vào khoa học không chỉ để thoát chết. Từng trải qua bệnh tật hoặc sự qua đời của người thân khiến họ muốn kéo dài tuổi thọ sức khỏe (health span) - tức là bản thân phải sống khỏe, không mắc các bệnh măn tính hoặc liên quan đến tuổi tác.
Người đàn ông 34 tuổi cho rằng tuổi thọ sức khỏe 90-120 tuổi là hợp lư, nếu xét đến tốc độ tiến bộ của y học. Anh không tin quan điểm cho rằng những khám phá khoa học có thể giúp con người bất tử.
"Cải thiện khả năng phát hiện và ngăn ngừa các bệnh ung thư cũng như nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Tuy nhiên tôi gặp khó khăn trong việc t́m kiếm các công ty tiềm năng để đầu tư bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện tại vẫn coi trọng điều trị hơn ngăn ngừa", Winter nói.
Xác định hướng đi nhưng các nhà đầu tư đang đối mặt với hàng loạt thách thức. Đầu tư vào công nghệ sinh học rất rủi ro, việc nghiên cứu, phát triển các loại thuốc và liệu pháp mới không hề rẻ. Bên cạnh đó, các nhóm lừa đảo đang hoạt động rất sôi nổi trong ngành công nghiệp tuổi thọ và nhà đầu tư giàu có là mục tiêu hấp dẫn.
Các thành viên thuộc câu lạc bộ Ṿng tṛn Sức khỏe và Tuổi thọ của R360 tại pḥng thí nghiệm chống lăo hóa Đại học Harvard. Ảnh: R360
Peter Fioretti, doanh nhân bất động sản và là thành viên của R360, câu lạc bộ dành cho những người có tài sản ít nhất 100 triệu USD, rất hứng thú với câu chuyện kéo dài tuổi thọ.
6 năm trước, người đàn ông này đă đến gặp hơn 10 bác sĩ để được đánh giá kỹ lưỡng về sức khỏe tim mạch và được chuẩn đoán bị tắc nghẽn động mạch. Nhờ có chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thực phẩm bổ sung, người đàn ông 64 tuổi khẳng định có "tuổi tim mạch" chỉ khoảng 47.
Đam mê chống lăo hóa nhưng Peter lại thận trọng trong việc đầu tư. Câu lạc bộ R360 của ông không tư vấn đầu tư nhưng đă thành lập một nhóm thẩm định nội bộ để kiểm tra lư lịch, xác minh các hoạt động tiếp thị được chia sẻ.
Nhắc về cơ hội trong ngành công nghệ sinh học, Peter nói: "Thật khó để đánh giá. Nó rất khó đoán và các rào cản pháp lư thường tạo những điều chẳng ai mong muốn".
Eric Becker, đồng sáng lập của công ty quản lư tài sản Cresset, Mỹ, cùng hai con trai đă lập một văn pḥng gia đ́nh và chọn Blue Zone Foods là khoản đầu tư đầu tiên. Đây là công ty khởi nghiệp về thực phẩm chế biến sẵn dành cho những người sống thọ.
Đối với Becker, người có con gái vừa qua đời v́ bệnh bạch cầu ở tuổi 21, nói tuổi thọ không phải chủ đề trừu tượng.
Hiện vợ chồng Becker cùng con trai, con dâu là thành viên của "100+ Experience" thuộc Viện Tuổi thọ con người của Mỹ. Đây là chương tŕnh y học trợ giúp bao gồm thử nghiệm rộng răi để dự đoán nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuổi tác trong tương lai. Tại đây các thành viên sẽ được nhận lời khuyên về cách sống lành mạnh, kiểm soát khẩu phần ăn và giấc ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
"Triết lư của tôi là không hối tiếc và giảm thiểu sự hối tiếc. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sống lâu nhất, khỏe nhất trong khả năng", Becker nói.
VietBF@ sưu tập