Tập đoàn vũ trụ Nga cho biết phi hành gia Oleg Kononenko (59 tuổi) ngày 4/2 đă lập kỷ lục thế giới về tổng thời gian ở trong vũ trụ, vượt qua người đồng hương Gennady Padalka.Theo tập đoàn Roscosmos, phi hành gia Kononenko chính thức phá kỷ lục vào lúc 8 giờ 30 phút 8 giây (giờ GMT) ngày 4/2. Ông dự kiến sẽ cán mốc 1.000 ngày trong vũ trụ vào ngày 5/6, và đến cuối tháng 9 sẽ cán mốc 1.110 ngày.
Đây là chuyến bay vào vũ trụ thứ năm của Kononenko. Ông bay vào vũ trụ hồi năm ngoái trên tàu vũ trụ Soyuz MS-24.
Kỷ lục trước đó thuộc về Gennady Padalka - người có tổng thời gian ở trong vũ trụ là 878 ngày, 11 giờ, 29 phút và 48 giây.
“Tôi bay vào vũ trụ để làm điều tôi yêu thích chứ không phải để lập kỷ lục”, ông Kononenko nói với Tass trong một cuộc phỏng vấn từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), nơi ông đang quay quanh cách Trái đất khoảng 423 km.
"Tôi tự hào về tất cả những thành tựu của ḿnh, nhưng tôi tự hào hơn nữa là kỷ lục về tổng thời gian con người ở trong không gian vẫn do một phi hành gia người Nga nắm giữ."
Liên Xô từng khiến phương Tây choáng ngợp trong những năm đầu của cuộc chạy đua vào vũ trụ khi trở thành quốc gia đầu tiên phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất - Sputnik 1 - hồi năm 1957. Sau đó, phi hành gia Liên Xô Yury Gagarin trở thành người đầu tiên du hành vào vũ trụ năm 1961.
Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, chương tŕnh không gian của Nga đă phải vật lộn với t́nh trạng thiếu kinh phí trầm trọng.
Cuộc sống trong không gian
Kononenko nói rằng ông tập thể dục thường xuyên để chống lại những tác động vật lư của t́nh trạng không trọng lượng."Tôi không cảm thấy thiếu thốn hay bị cô lập. Nhưng khi trở về nhà, tôi mới nhận ra rằng trong hàng trăm ngày tôi vắng mặt, những đứa trẻ đă lớn lên mà không có bố. Sẽ không ai có thể trả lại khoảng thời gian này cho tôi."
Ông cho biết các phi hành gia hiện có thể sử dụng cuộc gọi video và nhắn tin để giữ liên lạc với người thân, nhưng việc chuẩn bị sẵn sàng cho mỗi chuyến bay vào vũ trụ trở nên khó khăn hơn do tiến bộ công nghệ.
"Nghề phi hành gia ngày càng trở nên phức tạp. Các hệ thống và thí nghiệm ngày càng phức tạp. Tôi nhắc lại, việc chuẩn bị không dễ dàng hơn", ông nói.
Kononenko mơ ước được du hành vũ trụ khi c̣n nhỏ và đă theo học tại một học viện kỹ thuật trước khi trải qua khóa đào tạo phi hành gia. Chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của ông là năm 2008.
ISS là một trong số ít dự án quốc tế mà Mỹ và Nga vẫn hợp tác chặt chẽ. Mối quan hệ trong các lĩnh vực khác giữa hai nước đă rạn nứt kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát gần hai năm trước, khiến Washington đáp trả bằng cách gửi vũ khí tới Kiev và áp đặt các lệnh trừng phạt liên tiếp lên Mátxcơva.
|