Houthi thông báo phóng tên lửa trúng tàu dầu Anh trên vịnh Aden, khiến phương tiện bốc cháy.
"Lực lượng vũ trang Yemen sẽ tiếp tục chiến dịch tập kích tàu có liên hệ với Israel trên Biển Đỏ và biển Arab tới khi nào chiến dịch nhằm vào Gaza chấm dứt, thực phẩm và thuốc men được chuyển tới đây", Yahya Saree, phát ngôn viên Houthi, ngày 26/1 cảnh báo.
Ông Saree tuyên bố lực lượng tác chiến trên biển của Houthi phóng tên lửa nhằm vào tàu dầu Marlin Luanda của Anh trên vịnh Aden. "Tên lửa đánh trúng mục tiêu và khiến con tàu bốc cháy", ông Saree nói.
Công ty giám sát rủi ro hàng hải toàn cầu Ambrey có trụ sở tại Anh thông báo một tàu hàng bốc cháy sau vụ tập kích ở phía đông nam cảng Aden, miền nam Yemen. "Thủy thủ đoàn an toàn", Ambrey cho biết, song không nêu tên phương tiện.
Tàu dầu Marlin Luanda. Ảnh: Ship Tracker
Bộ Tư lệnh Trung tâm của quân đội Mỹ (CENTCOM) cùng ngày cho biết Houthi phóng một tên lửa đạn đạo chống hạm nhằm vào khu trục hạm USS Carney trên vịnh Aden. "Khu trục hạm Carney bắn hạ thành công tên lửa này. Chúng tôi không ghi nhận thương tích hay thiệt hại nào", thông cáo của CENTCOM có đoạn.
Ambrey trước đó cho biết thủy thủ trên một tàu dầu treo cờ Panama ngày 26/1 báo cáo nh́n thấy hai vụ nổ tại vịnh Aden, cách tàu dầu có liên hệ với Ấn Độ khoảng 1,6 km và trên mặt nước 200-300 m. Cơ quan Hoạt động Thương mại Hàng hải Anh (UKMTO) thuộc hải quân xác nhận thông tin, cho biết tên lửa phát nổ dưới nước.
Houthi bắt đầu tập kích tàu hàng trên Biển Đỏ và khu vực lân cận từ tháng 11/2023, tuyên bố nhắm mục tiêu vào tàu hàng có liên hệ với Israel để thể hiện đoàn kết với người dân Palestine tại Dải Gaza. Houthi c̣n thông báo lợi ích của Mỹ và Anh trong khu vực là mục tiêu hợp pháp.
Quân đội Mỹ mở nhiều đợt không kích, trong đó có hai lần phối hợp với Anh, nhằm giảm năng lực tấn công tàu hàng của Houthi. Mỹ c̣n dẫn đầu liên minh bảo vệ hoạt động hàng hải trên Biển Đỏ, cũng như t́m cách gây áp lực ngoại giao và tài chính đối với Houthi.
Các đợt tập kích của Houthi làm ảnh hưởng đến hoạt động vận tải ở Biển Đỏ, nơi 12% lưu lượng hàng hóa toàn cầu đi qua. Một số công ty vận tải biển cho tàu hàng chuyển sang tuyến đường ṿng qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, vốn dài hơn với chi phí cao hơn tuyến đi qua Biển Đỏ.
VietBF@sưu tập