Tuyên bố của ông Kim Jong-un coi Hàn Quốc là "ngoại bang" và từ bỏ nỗ lực thống nhất gây căng thẳng ở bán đảo, nhưng cũng có thể chỉ là thông điệp chính trị.
Cơ quan Tên lửa Triều Tiên ngày 24/1 lần đầu phóng thử tên lửa hành tŕnh chiến lược mới Pulhwasal-3-31 ra biển Hoàng Hải. Dù B́nh Nhưỡng không công bố thông số của Pulhwasal, từ "chiến lược" thường chỉ vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Đây là vụ phóng tên lửa thứ hai của Triều Tiên trong tháng qua, sau vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa sử dụng nhiên liệu rắn hôm 14/1. Lần gần đây nhất nước này thử nghiệm tên lửa hành tŕnh chiến lược có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là vào tháng 9/2021.
Các vụ phóng tên lửa cùng những lời đe dọa và thông điệp cảnh báo từ Triều Tiên không phải điều ǵ quá xa lạ với dư luận quốc tế. Mặc dù vậy, những tuyên bố và động thái chính sách ngày càng cứng rắn từ lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un những tuần qua đang làm dấy lên nhiều lo ngại về "ư định chiến lược" của B́nh Nhưỡng.
Đoán trước các bước đi tiếp theo của B́nh Nhưỡng là điều không thể, nhưng các nhà quan sát lâu năm đă phân tích mọi hành động mà lănh đạo Triều Tiên thực hiện để t́m manh mối về những ǵ ông có thể muốn hướng đến.
Ông Kim gần đây có nhiều động thái khiến dư luận quan tâm. Đáng chú ư nhất, ông tuyên bố rằng việc thống nhất một cách ḥa b́nh với Hàn Quốc không c̣n khả thi. Giới phân tích nhận định đây là tuyên bố đi ngược lại chính sách ủng hộ thống nhất hai miền mà Triều Tiên duy tŕ suốt nhiều thập kỷ qua.
Trong phát biểu trước quốc hội tuần trước, ông Kim nói rằng Triều Tiên cần sửa đổi hiến pháp để xác định Hàn Quốc là "kẻ thù hàng đầu và kẻ thù chính không thể thay đổi", đồng thời ba cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy ḥa giải liên Triều sẽ bị đóng cửa.
Tại cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên vài tuần trước, ông Kim cho biết việc thống nhất ḥa b́nh với "ngoại bang Hàn Quốc" là không thể v́ hai bên đă trở thành "hai quốc gia thù địch" và xung đột có thể "nổ ra bất cứ lúc nào".
Ruediger Frank, giáo sư kinh tế - xă hội Đông Á tại Đại học Vienna, Áo, nhận định việc Triều Tiên xác định Hàn Quốc là "ngoại bang" có thể ẩn chứa thông điệp B́nh Nhưỡng sẵn sàng b́nh thường hóa quan hệ, nhưng cũng có thể mở đường cho xung đột bất cứ lúc nào.
"Triều Tiên sẽ khó thuyết phục dư luận hơn nếu tiến hành một cuộc chiến tổng lực chống lại những người được coi là 'đồng bào'", Frank nói. "Họ sẽ không thể để chiến tranh tàn phá, hay tệ hơn nữa là bị ô nhiễm hạt nhân, vùng đất vốn được coi là một phần của nhà nước Triều Tiên thống nhất. Nhưng khi xác định Hàn Quốc chỉ là một 'ngoại bang' b́nh thường, hai rào cản trên lập tức biến mất, ít nhất là trên giấy tờ".
Robert L. Carlin và Siegfried S. Hecker, hai nhà phân tích người Mỹ về vấn đề Triều Tiên, đă cảnh báo rằng t́nh h́nh trên bán đảo đang nguy hiểm hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ trước cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và rằng ông Kim đă đưa ra "quyết định chiến lược".
"Chúng tôi không biết khi nào và bằng cách nào xung đột sẽ nổ ra, nhưng mối nguy hiểm đă vượt xa những cảnh báo thường lệ ở Washington, Seoul và Tokyo về 'các hành động khiêu khích' của B́nh Nhưỡng", hai chuyên gia viết hôm 11/1.
Theo Carlin và Hecker, ông Kim có thể đă quyết định sử dụng "giải pháp quân sự" sau khi kết luận rằng nỗ lực b́nh thường hóa quan hệ với Mỹ trong nhiều thập kỷ đều vô ích.
Gabriela Bernal, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên, tuần trước cho hay nguy cơ xảy ra xung đột "bỗng nhiên cao hơn nhiều" khi ông Kim không c̣n coi người Hàn Quốc là đồng bào.
Một số người khác nói rằng ngay cả khi lănh đạo Triều Tiên không chuẩn bị cho một kịch bản xung đột toàn diện, ông vẫn có thể dùng tới các biện pháp quân sự ở cấp độ thấp hơn, như thử vũ khí hay tấn công hạn chế, tương tự vụ pháo kích vào đảo tiền tiêu Yeonpyeong của Hàn Quốc năm 2010, khiến 4 người thiệt mạng.
Victor Cha, cố vấn hàng đầu của cựu tổng thống George W. Bush về các vấn đề Triều Tiên, lưu ư trong một bài đăng trên mạng xă hội X rằng B́nh Nhưỡng có khả năng trở nên quyết liệt hơn trong năm tới và có thể thực hiện "nhiều động thái cứng rắn dưới ngưỡng chiến tranh".
"Những nhận xét này củng cố quan điểm ông Kim sẽ tiếp tục t́m cách phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân như một công cụ đảm bảo tồn vong của quốc gia và đe dọa khu vực, gần nhất là Hàn Quốc", Soo Kim, cựu chuyên gia phân tích về Triều Tiên tại Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA), đánh giá.
"Đáng lo ngại là môi trường địa chính trị hiện tại, điều mà ông Kim hoàn toàn nhận thức được và có thể đă cân nhắc khi đưa ra quyết định chính sách gần đây", Soo Kim cho biết thêm. "Dường như trong lúc đánh giá quyết định, ông ấy tin rằng không có nhiều thứ để mất khi từ bỏ mục tiêu thống nhất và hết tốc lực hướng tới cái đích của ḿnh".
Nhưng cũng có những bất đồng trước câu hỏi B́nh Nhưỡng đă thay đổi tính toán chiến lược của ḿnh đến mức nào.
Brian R. Myers, giáo sư tại Đại học Dongseo, Hàn Quốc, lập luận có rất ít lư do để tin vào việc một quốc gia duy tŕ chính sách điều hành qua nhiều thế hệ như Triều Tiên đă từ bỏ mục tiêu tái thống nhất với Hàn Quốc.
Bức ảnh do KCNA công bố ngày 15/1 cho thấy vụ thử tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn tầm xa tại một địa điểm không xác định của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Viết trên blog cá nhân hồi đầu tháng, Myers suy đoán việc ông Kim tuyên bố không c̣n theo đuổi mục tiêu thống nhất nên được coi là một nỗ lực nhằm ngăn chặn Mỹ xem xét hành động quân sự, đồng thời thúc đẩy người dân Hàn Quốc ủng hộ các chính trị gia có quan điểm ḥa hoăn với Triều Tiên hơn trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới.
"An toàn với Triều Tiên phần lớn vẫn xuất phát từ niềm tin của Mỹ rằng một cuộc tấn công phủ đầu của họ sẽ khiến Hàn Quốc bị tàn phá ngay lập tức. Niềm tin này đương nhiên sẽ bị xói ṃn nếu Mỹ cho rằng Triều Tiên đang theo đuổi chủ nghĩa dân tộc quá cứng nhắc, có ư định thống nhất quá lớn", Myers viết. "Do đó, trong thời điểm căng thẳng, Triều Tiên thường đưa ra những thông điệp cứng rắn, bằng lời nói hoặc hành động, về việc sẵn sàng đi đến cùng trong cuộc đấu với Mỹ".
Thực tế, Triều Tiên đă không ít lần đe dọa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản trong nhiều năm qua, từ tuyên bố thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân đến cảnh báo rút khỏi hiệp định ngừng bắn đạt được sau chiến tranh Triều Tiên.
"10 năm trước, Triều Tiên tuyên bố chiến tranh sẽ nổ ra trong vài tuần tới. Chính phủ Triều Tiên đă liên lạc với các đại sứ quán nước ngoài ở B́nh Nhưỡng, đề nghị họ sơ tán lập tức tất cả nhân viên không cần thiết. Truyền thông Triều Tiên c̣n cảnh báo những người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc rời đi ngay", Andrei Lankov, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Kookmin, Hàn Quốc, nói.
"Vài chục nhà báo nước ngoài đă đến Seoul để đưa tin về cuộc chiến sắp xảy ra. Họ ngạc nhiên khi thấy người Hàn Quốc không mấy để tâm, vẫn thưởng thức cà phê b́nh thường v́ hiểu rằng những phát ngôn quyết liệt như vậy cứ 3-5 năm lại được đưa ra", ông cho biết thêm.
Frank nhấn mạnh rất ít khả năng Triều Tiên sẽ gây xung đột với Hàn Quốc do lo ngại Mỹ sẽ đáp trả để bảo vệ đồng minh. "Ngay cả việc chuẩn bị cho quân đội Triều Tiên sẵn sàng cho một cuộc chiến cũng rất tốn thời gian. Nhưng trên hết, các phát biểu từ ông Kim Jong-un không thể làm thay đổi cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Hàn Quốc", Frank nói.
Mặt khác, Lankov cho rằng ông Kim có thể muốn đưa ra một thông điệp thu hút chú ư trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, nhiều khả năng là màn tái đấu giữa cựu tổng thống Donald Trump và đương kim Tổng thống Joe Biden.
"Triều Tiên muốn đàm phán với chính quyền Donald Trump", Lankov nói. "Bởi Trump là một tổng thống rất khác thường và phi truyền thống, nên về mặt lư thuyết, ông ấy có thể chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân".
"Cơ hội để họ có được một thỏa thuận như vậy dưới bất kỳ đời tổng thống Mỹ nào ngoài Trump là gần bằng không", ông đánh giá.
vietBF @ sưu tập