Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth không thể đến Biển Đỏ do thiếu nhân lực hậu cần, buộc tiêm kích Anh phải xuất kích từ đảo Cyprus để tấn công Houthi.
Trong cuộc tấn công hiệp đồng vào lực lượng Houthi sáng 12/1, lực lượng Anh, Mỹ đă triển khai nhiều tiêm kích để tung đ̣n đánh vào hàng chục mục tiêu của nhóm vũ trang ở Yemen, nhằm đáp trả các cuộc tấn công trước đó của Houthi vào tàu hàng ở Biển Đỏ.
Trong khi tiêm kích Mỹ được triển khai từ tàu sân bay hoạt động ở Biển Đỏ, Anh phải huy động 4 chiến đấu cơ Eurofigher Typhoon cùng máy bay tiếp liệu từ căn cứ Akrotiri trên đảo Cyprus để tham gia cuộc tấn công, do nước này không có tàu sân bay hoạt động ở khu vực.
Nhiều chuyên gia hải quân Anh trước đó kêu gọi London triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đỏ để hỗ trợ hoạt động bảo vệ hàng hải một cách chủ động, nhanh chóng hơn, song Anh tới nay chưa thực hiện.
Tiêm kích Typhoon của Anh tham gia cuộc tập kích Houthi ngày 11/1. Ảnh: BQP Anh
Tờ Telegraph của Anh ngày 12/1 cho biết London không điều nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth đến Biển Đỏ do tàu hậu cần Fort Victoria chưa thể ra khơi v́ thiếu nhân lực. Đây là tàu hậu cần duy nhất có khả năng cung cấp cho nhóm tác chiến đủ đạn dược, nhu yếu phẩm, thiết bị dự pḥng và máy bay để tiến hành nhiệm vụ dài hơi.
"B́nh thường tàu Fort Victoria có thủy thủ đoàn khoảng 100 người, song giờ nó chỉ hoạt động với đội ngũ tối thiểu", tờ báo cho biết.
Fort Victoria đă trải qua cuộc đại tu toàn diện sau khi tới Ấn Độ với nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth hồi năm 2021. Con tàu dự kiến ra khơi trở lại vào năm ngoái, song nó hiện vẫn neo đậu ở xưởng đóng tàu Cammell Laird tại thành phố cảng Liverpool, dù đă được xác nhận là đủ điều kiện kỹ thuật để hoạt động.
Hải quân Anh hiện ưu tiên nhân lực cho các tàu phụ trợ khác của lực lượng, như tàu chở dầu làm nhiệm vụ tiếp liệu cho tàu chiến, hay tàu đổ bộ lớp Bay chuyên vận chuyển hàng nhân đạo hoặc đảm nhiệm vai tṛ tàu mẹ cho tàu săn ḿn.
"Thật tồi tệ khi họ để cho tàu Fort Victoria rơi vào t́nh trạng thế này. Đây là tàu hậu cần hạm đội duy nhất của nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth, đáng lẽ phải được ưu tiên hơn", đô đốc Alan West, cựu tư lệnh hải quân Anh, nêu quan điểm.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tiến vào cảng Yokosuka của Nhật Bản tháng 9/2021. Ảnh: JMSDF
Theo ông, việc London không điều tàu sân bay đến Biển Đỏ cho thấy sự "thiếu hiểu biết" của hải quân Anh về năng lực của khí tài này.
"Anh không lập tức điều tàu sân bay tới vùng biển khi căng thẳng ở khu vực gia tăng là điều hết sức kỳ lạ", ông West cho hay. "Triển khai tàu sân bay tại đó đồng nghĩa chúng ta sẽ sở hữu lực lượng gồm 24 tiêm kích ở cách Yemen chỉ khoảng 160 km, sẵn sàng xuất kích để tấn công đáp trả bất cứ lúc nào".
Các nguồn tin quốc pḥng cho rằng Anh có thể tính tới phương án hợp tác với một số quốc gia khác để đảm bảo hậu cần cho tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong trường hợp nó được điều tới Biển Đỏ mà không có tàu Fort Victoria đi kèm.
London cũng có thể tạm điều chuyển thủy thủ từ các tàu khác sang tàu Fort Victoria, song sẽ cần thời gian để đào tạo họ. Dù vậy, về lâu dài hải quân Anh sẽ cần có giải pháp khắc phục triệt để vấn đề này.
"Nhóm tác chiến HMS Queen Elizabeth đang thiếu hụt một bộ phận hỗ trợ quan trọng. Đây không phải là là vấn đề lớn nếu chúng chỉ được huy động để diễn tập, song làm nhiệm vụ thực tế th́ khác. Chỉ có thể trông chờ vào hỗ trợ về hậu cần của các quốc gia thân thiện ở mức độ nhất định", chuyên gia hải quân Pete Sandeman cho biết.
Hải quân Anh đang phải đối mặt với t́nh trạng thiếu nhân lực, trong bối cảnh lực lượng này nói riêng và quân đội Anh nói chung hiện gặp nhiều khó khăn trong khâu tuyển quân. Do có quá ít thủy thủ, hải quân Anh gần đây phải loại biên hai tàu chiến cũ HMS Westminster và HMS Argyll để có nhân lực phục vụ các tàu mới hơn.
*Theo nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền Tobias Ellwood, chính phủ Anh cần tăng lương cho quân nhân để có thể giải quyết t́nh trạng thiếu nhân lực của quân đội.
VietBF@sưu tập