Nhờ sự hiện diện của soái hạm 'Sát thủ tàu sân bay' mà Nga mới có cả một hạm đội chứ không phải chỉ một đội tàu tuần dương Moskva thực sự là niềm tự hào của Nga đă đánh bị ch́m.
Tàu tuần dương Moskva được nh́n thấy vào năm 2012. Ảnh: mil.ru
Niềm tự hào của Nga
Phó Đô đốc Oleksii Neizhpapa - Tư lệnh Hải quân Ukraine - trong cuộc phỏng vấn với tờ Ukrainska Pravda vào ngày 11/1/2024 cho biết, tàu tuần dương Moskva, đă bị ch́m vào tháng 4/2022, có bảy tầng, một thang máy và một bể bơi, đồng thời đă trải qua một đợt cải tạo lớn ngay trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.
Theo ông Neizhpapa, soái hạm này thực sự là niềm tự hào của nước Nga, và chính nhờ sự hiện diện của tàu tuần dương Moskva mà Nga mới có cả một hạm đội chứ không phải chỉ một đội tàu.
Ông Neizhpapa nói: "Đây là soái hạm. Nếu không có tàu tuần dương th́ hạm đội không thể gọi là hạm đội nữa. Không có tàu tuần dương là tàu hạng nhất th́ chỉ gọi là đội tàu. Cách hiểu về cấp bậc này đă được chấp nhận bắt buộc kể từ thời Liên Xô."
"Bây giờ soái hạm của họ là tàu khu trục Đô đốc Makarov, nhưng nó không phải là tàu tuần dương. Theo tiêu chuẩn cũ của Liên Xô, nó là tàu hạng hai. Bây giờ, có lẽ cấp bậc của nó đă được nâng lên v́ nó vẫn là tàu sân bay mang tên lửa hành tŕnh Kalibr. V́ vậy tàu tuần dương Moskva từng là soái hạm của hạm đội", ông Neizhpapa nói thêm.
Ông Neizhpapa cũng nhắc lại rằng, tàu tuần dương Moskva được đóng vào năm 1979 ở Mykolaiv, Ukraine. Tên đầu tiên của nó là "Slava" (có nghĩa là: Vinh quang). Đến năm 2000, nó được đổi tên thành "Moskva" theo lời đề nghị của Thị trưởng Moscow, khi tàu Moskva trước đó - một tàu sân bay chống ngầm cỡ lớn - đă ngừng hoạt động và người Nga cần một thứ ǵ đó được đặt tên theo tên thủ đô của nước này.
Ông Neizhpapa cho biết, kể từ đó, tàu tuần dương Moskva đă trở thành tâm điểm chú ư của Tổng thống Nga Vladimir Putin - người từng đến thăm con tàu nhiều lần, cũng như của Thị trưởng Moscow lúc bấy giờ là Yuryi Luzhkov và người kế nhiệm ông – Thị trưởng đương nhiệm Sergei Sobyanin.
"Nó là niềm tự hào của Hạm đội Biển Đen. Tàu tuần dương [Moskva] đă tham gia vào tất cả các cuộc xung đột thời hậu Xô Viết: trong cuộc chiến với Georgia, nó kiểm soát toàn bộ lực lượng hạm đội ngoài khơi; nó cũng có mặt tại Syria và ở các khu vực có xung đột khác", ông Neizhpapa nói.
Phó Đô đốc Oleksii Neizhpapa - Tư lệnh Hải quân Ukraine. Ảnh: Pravda
Tàu Moskva được thiết kế cho đại dương chứ không phải cho Biển Đen
Tư lệnh Hải quân Ukraine cũng cho biết, trước chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, tàu tuần dương này đă được tân trang toàn bộ và Nga đă đầu tư rất nhiều tiền vào việc hiện đại hóa nó.
Ông Neizhpapa giải thích rằng, từ quan điểm quân sự, tàu Moskva được thiết kế cho đại dương chứ không phải cho Biển Đen.
Ông nói, vùng biển này quá nhỏ đối với một tàu tuần dương mang tên lửa hành tŕnh có tầm bắn 500 km. Soái hạm này được thiết kế trong Chiến tranh Lạnh để tiêu diệt các tàu sân bay Mỹ và được mệnh danh là "Sát thủ tàu sân bay" dù ở Biển Đen không có tàu sân bay nào.
"Tàu tuần dương Moskva có thể là một nơi tốt để đặt sở chỉ huy. Có những cabin chỉ huy lớn. Để bạn h́nh dung, tôi nghĩ nó có bảy tầng. Một thang máy để đi từ sở chỉ huy chính, nằm dưới boong chính, tới cầu tàu. Thang máy có thể đi lên bảy tầng... để người chỉ huy hoặc sĩ quan cấp cao không phải đi bộ. C̣n có một bể bơi. Nói cách khác, con tàu cung cấp điều kiện sinh hoạt rất thoải mái cho thủy thủ đoàn trong những chuyến đi dài", ông Neizhpapa nói.
Và theo Tư lệnh Hải quân Ukraine, tàu tuần dương Moskva đương nhiên có đầy đủ các năng lực pḥng không thiết yếu. Nó được trang bị hệ thống phát hiện xâm nhập, hệ thống tác chiến điện tử và phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa pḥng không S-300 có tên là Fort.
Ông Neizhpapa nhấn mạnh rằng, tàu tuần dương Moskva cung cấp một số chức năng như sở chỉ huy tác chiến, tàu pḥng không và là biểu tượng "Moscow đă tham chiến".
Tư lệnh Hải quân Ukraine nói về 'Sát thủ tàu sân bay' - niềm tự hào của Nga... nhưng đă bị ch́m- Ảnh 3.
Bức ảnh được cho là chụp tàu tuần dương Moskva bị hư hại nặng trước khi ch́m trên Biển Đen vào tháng 4/2022. Ảnh: AP