Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều và không cân đối khiến nhiều mảng da đầu bị trống, trơn lì và không thấy lỗ chân lông. Bệnh hói tóc có thể xảy ra ở nam lẫn nữ, tuy nhiên nam giới chiếm tỷ lệ đa số. Trước đây, hói đầu thường gặp ở độ tuổi sau 40 nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Hói đầu do rối loạn thần kinh nội tiết
Sự mất cân bằng do nồng độ nội tiết tố tăng hoặc giảm là nguyên nhân chính khiến đầu bị hói ở cả nam và nữ. Trong đó, chứng hói tóc ở nam giới liên quan mật thiết đến hậu nội tiết tố nam.
Hói đầu vì căng thẳng
Áp lực công việc, cuộc sống trở nên căng thẳng, lo âu quá mức làm thay đổi chu kỳ phát triển của sợi tóc, đẩy tóc vào giai đoạn chờ rụng và rụng nhanh hơn bình thường. Nhiều sợi tóc đột nhiên bị rụng cùng lúc khi chải đầu hoặc gội đầu, làm tăng nguy cơ hói đầu, chủ yếu là kiểu mất tóc từng mảng.
Di truyền
Hói đầu di truyền phổ biến ở nam, thường được gọi là rụng tóc do nội tiết tố nam. Vì vậy, nếu có người thân bị hói, bạn cũng có nguy cơ cao bị hói. Giới chuyên gia vẫn chưa xác định được cụ thể cơ chế hói tóc di truyền, nhưng hầu hết các trường hợp đều có liên quan đến sự gia tăng nồng độ hậu nội tiết tố nam, khiến các nang tóc bị teo lại, làm suy yếu tế bào mầm tóc. Hậu quả là chu trình phát triển của sợi tóc bị gián đoạn, mọc ngắn hơn bình thường, từ đó tăng rụng và giảm mọc tóc.
Tùy thuộc vào tiền sử gia đình, biểu hiện của chứng hói đầu di truyền có thể bắt đầu từ sớm, thậm chí khi bạn đang ở tuổi thiếu niên.
Hóa chất làm tóc
Nhiều người thường có thói quen đi làm tóc, thậm chí lạm dụng tạo kiểu tóc quá nhiều: uốn, duỗi hoặc nhuộm hoặc dùng dầu gội, dầu xả và kem dưỡng tóc… không phù hợp cũng có thể làm gia tăng lượng tóc bị rụng..
Bệnh lý
Những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, miễn dịch (lupus, tiểu đường...) và nấm, viêm nhiễm da đầu cũng làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc, tăng nguy cơ hói đầu. Ngoài ra, với cánh mài râu, bạn cần phải xem tiếp bài viết nam hói đầu bị yếu sinh lý.
Bên cạnh các nguyên nhân chính kể trên, việc tóc bị suy yếu và rụng nhiều, khiến hói đầu dễ xuất hiện hơn nếu thuộc các trường hợp sau đây: tác dụng phụ của một số loại thuốc, điển hình là thuốc điều trị ung thư, viêm khớp, gút, huyết áp, trầm cảm và tim mạch… có thể gây rụng tóc.
Những người phải tiến hành hóa trị, xạ trị, tóc có thể không mọc lại như trước hoặc tóc mọc lên nhưng rất yếu và mảnh, dễ rụng khi bị tác động.
Chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thiếu chất, đặc biệt là protein và các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự sống của mái tóc như vitamin D, vitamin E, vitamin A, sắt, kẽm, selen… làm suy giảm sức khỏe của tóc, gây rụng nhiều tóc.
Sử dụng thường xuyên rượu bia, thuốc lá và các loại nước uống chứa chất kích thích như trà, cà phê… cũng là tác nhân khiến nồng độ nội tiết tố thay đổi, làm biến động chu trình phát triển của tóc, rủi ro mất tóc là khó tránh được.
|
|