6/25
Cựu Tổng Thống Donald Trump đă đi vào lịch sử ngày 8/6/2023 khi bị Công tố viên Đặc biệt Jack Smith truy tố 37 tội đại h́nh liên bang, bao gồm các cáo buộc quan trọng như tàng trữ tài liệu mật của chính phủ, âm mưu cản trở công lư, không giao trả tài liệu, nói dối và che giấu tài liệu. Trong số 37 tội danh, 31 là vi phạm Đạo luật Gián điệp.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên ông vướng trọng tội. Vào ngày 30/3/2023, ông Trump đă bị ṭa Manhattan truy tố 34 tội h́nh tại tiểu bang New York về việc làm giả hồ sơ kinh doanh trong vụ chi tiền ém miệng cô đào phim người lớn Stormy Daniels ngay trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Thành tích pháp lư của vị tổng thống hai lần bị đàn hạch (impeached) – chỉ trong một nhiệm kỳ, c̣n bao gồm âm mưu bạo loạn chết người tại Quốc Hội ngày 6/1/2021 – hiện vẫn đang được ông Smith điều tra, và nỗ lực phi pháp nhằm đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 tại tiểu bang Georgia và nhiều nơi khác. Tất cả đang đe dọa cả tương lai chính trị lẫn tự do của ông Trump. Song song, c̣n nhiều vụ kiện dân sự khác đe dọa túi tiền và cấp bậc tỷ phú của ông, trong đó có vụ kiện ông Trump mạ lị-hiếp dâm nữ văn sĩ Jean Carroll và đă bị ṭa New York bắt bồi thường $5 triệu Mỹ kim cho nguyên đơn (ngày 9/5/2023). Vụ kiện mạ lị thứ hai của bà Carroll đang tiếp tục với số tiền đ̣i bồi thường $10 triệu v́ ông Trump vẫn tiếp tục công khai sỉ nhục bà.
Bản cáo trạng vô tiền khoáng hậu
Bản cáo trạng dài 49 trang do Công tố viên Đặc biệt Jack Smith soạn thảo và công bố ngày 9/6, cho thấy những trọng tội và bằng chứng như sau:
1/ Ông Trump vi phạm 7 luật, bao gồm 31 tội danh cố t́nh lưu giữ thông tin quốc pḥng và 6 tội danh về tuyên bố và tŕnh bày sai sự thật, âm mưu cản trở công lư và che giấu tài liệu. Mỗi tội danh có bản án tù tối đa từ 10 tới 20 năm.
2/ Bản cáo trạng bao gồm bằng chứng bằng h́nh ảnh cho thấy các thùng tài liệu mật được cất giữ nhiều tháng tại Mar-a-Lago ở những nơi mà khách lai văng dễ dàng tiếp cận — bao gồm sân khấu khiêu vũ, pḥng tắm công cộng và pḥng chứa đồ có thể “tiến vào từ nhiều lối bên ngoài,” kể cả một lối vào gần hồ bơi.
3/ Trong số 337 tài liệu mật và tối mật mà ông Trump cất giữ tại Mar-a-Lago, có những thông tin về năng lực quốc pḥng và vũ khí của cả Mỹ lẫn ngoại quốc, gồm cả chương tŕnh nguyên tử của Mỹ; thông tin về việc Mỹ và đồng minh dễ bị tấn công quân sự như thế nào, cũng như kế hoạch đáp trả trong trường hợp bị ngoại quốc tấn công.
Những tài liệu mật này đến từ các cơ quan an ninh quốc pḥng của chính phủ Mỹ như Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương (CIA), Bộ Quốc Pḥng, Cơ Quan An Ninh Quốc Gia, Bộ Năng Lượng và Bộ Ngoại Giao.
4/ Lời của luật sư Evan Corcoran khai rằng ông Trump (ngày 2/6/2022) đă đề nghị ông dấu hoặc hủy 38 tập tài liệu mật, rồi nói dối với FBI và khai man với đại bồi thẩm đoàn rằng ông Trump không c̣n bất kỳ tài liệu mật nào nữa. Nhưng ông Corcoran đă vẫn nộp cho FBI 38 tập tài liệu (ngày 3/6/2022) và viết một lá thư cam kết không c̣n tài liệu mật. Hai tháng sau, FBI đă đưa trát lục soát và t́m ra thêm 102 tài liệu mật tại Mar a Lago trong số hàng chục ngàn tài liệu bị thu hồi ngày 8/8/2022.
5/ Bản cáo trạng cáo buộc rằng ông Trump đă cho người khác xem các tài liệu nhạy cảm ít nhất hai lần tại câu lạc bộ đánh goft của ông ở Bedminster, New Jersey. Trước đó, một số thùng tài liệu đă được chuyển đến đây cho dịp nghỉ hè của ông Trump vào tháng 5/2021.
Trong một buổi họp vào tháng 7/2021 tại Bedminster với một nhà văn, một nhà xuất bản và hai nhân viên, lời của chính ông Trump bị thu âm đă chia sẻ một tài liệu mật mô tả một “kế hoạch quân sự tấn công” mà Trump nói là đă được Bộ Quốc pḥng và một giới chức quân sự cấp cao chuẩn bị cho ông. Trump cũng báo trong buổi họp là tài liệu này vẫn chưa được ông giải mật khi c̣n làm tổng thống, và thú nhận bây giờ không c̣n thẩm quyền này nữa.
Theo CNN, ông Trump có vẻ như ám chỉ tài liệu 4 trang mà Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đă đưa ra các nhận xét về Iran và cách đối đầu với nước này về mặt quân sự.
Vài tuần sau, ông Trump cho một thành viên trong ủy ban hành động chính trị của ḿnh xem “một bản đồ mật liên quan đến một hoạt động quân sự” và cảnh báo người này rằng “không nên đưa nó cho người đại diện, và người đại diện không nên đến quá gần.”
Không ai trong số những người liên quan đến hai cuộc tṛ chuyện có giấy phép an ninh để xem tài liệu mật.
Tội phổ biến tài liệu mật c̣n nặng hơn tàng trữ tài liệu trái phép. Tuy nhiên, bản cáo trạng ở Miami đă không nêu tội ở Bedminster trong số 37 tội danh. Theo nhận xét của các chuyên gia pháp lư, th́ các công tố viên có thể sẽ có bản cáo trạng bổ sung với những vi phạm hệ trọng khác, hoặc có thêm những cá nhân bị truy tố sau khi cuộc điều tra mà các bằng chứng vẫn đang được phát triển đă hoàn tất.
Một lư do đáng lưu ư nữa là nếu Thẩm phán Aileen Cannon – được biết đến với các phán quyết trong quá khứ có lợi cho Trump – tiếp tục thể hiện hành động thiếu vô tư tương tự, th́ Công tố Smith có thể truy tố thêm ở Bedminster, N.J. để bảo đảm ông Trump phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nghiêm trọng có thể gây nguy hại cho nền an ninh quốc gia.
Cố t́nh lưu giữ tài liệu mật, nói dối và cản trở công lư
Khác với trường hợp đem tài liệu mật về nhà của T.T. Joe Biden và cựu PTT Mike Pence, ông Trump đă không nộp tài liệu ngay sau khi được FBI và NARA yêu cầu, mà c̣n t́m đủ mọi cách để giữ lại những thùng tài liệu ông đă công khai tự nhận là “It’s mine (của tôi)!” và “Tôi có toàn quyền giữ bất cứ tài liệu nào mà tôi muốn theo quy định của ‘Đạo luật Hồ sơ Tổng thống – Presidential Record Act (PRA)’”, một đạo luật mà ông hiểu rất sai hoặc cố t́nh vi phạm. Ngay sau khi bị truy tố, ông Trump vẫn tiếp tục công bố là ông không hề phạm luật v́ PRA cho phép ông toàn quyền giữ hồ sơ của chính phủ.
Trên thực tế, PRA quy định rằng tất cả các hồ sơ của Tổng thống phải được bảo quản đúng cách để một bộ hồ sơ Tổng thống hoàn chỉnh được chuyển đến Cơ quan Lưu trữ Quốc gia (NARA) khi chính quyền đó kết thúc nhiệm kỳ.
Thái độ cố t́nh giữ chặt tài liệu chính phủ của ông Trump đă được thấy rơ theo tiến tŕnh hoàn trả dùng dằng với âm mưu che dấu, khai gian kéo dài, được NARA và FBI công bố như sau:
Tháng 5/2021, NARA đ̣i ông Trump giao nộp 15 thùng tài liệu mà ông đă lấy đi trái phép khi hết nhiệm kỳ (ngày 20/1/2021), nhưng măi đến tháng 1/2022, ông Trump mới giao nộp. NARA xác định có 197 tài liệu được đánh dấu mật và tuyệt mật trong số 14 thùng tài liệu này.
Vào ngày 9/2/2022, NARA đă chuyển vấn đề tài liệu mật lên Bộ Tư pháp. FBI đă mở một cuộc điều tra h́nh sự vào tháng Ba, và một đại bồi thẩm đoàn liên bang đă được triệu tập vào tháng Tư.
Tháng 5/2022, đại bồi thẩm đoàn đă tống trát đ̣i Trump giao nộp tất cả các tài liệu mật mà ông c̣n cất giữ. Nhưng ông Trump đă cố gắng cản trở các cuộc điều tra của FBI và đại bồi thẩm đoàn bằng cách chỉ cung cấp một phần số tài liệu theo trát ṭa, ngay cả khi tuyên bố đang hợp tác với yêu cầu của đại bồi thẩm đoàn.
Trump cũng nói với luật sư của ḿnh nên “giấu hoặc tiêu hủy” các tài liệu mà trát ṭa đ̣i, và ông đă chỉ thị cho Walt Nauta – trợ lư cá nhân, người cũng đang phải đối mặt với các cáo buộc liên bang trong vai tṛ ṭng phạm với ông Trump – di chuyển và giấu các thùng tài liệu mật từ FBI.
Ngày 3/6/2022, luật sư của Trump đă giao nạp thêm 38 hồ sơ mật cho FBI và một thư hữu thệ cam kết không c̣n hồ sơ mật nào khác.
Các nhà điều tra thu được video an ninh vào tháng 7 mô tả cảnh các phụ tá của Trump di chuyển các thùng tài liệu mật.
Ngày 8/8/2022, FBI đă nhận được lệnh khám xét Mar-a-Lago và đă t́m thấy thêm hàng chục ngàn tài liệu với 102 đánh dấu mật và tối mật. Một số được dán nhăn “SCI”, viết tắt của “thông tin mật nhạy cảm”.
Sau gần 2 năm đ̣i tài liệu (từ tháng 5/2021 tới tháng 8/2022),13.000 tài liệu của chính phủ đă được thu hồi – bao gồm thông tin liên quan đến hạt nhân, tin t́nh báo của FBI, CIA và NSA về lợi ích an ninh quốc gia. Trong số các tài liệu này, có 337 tài liệu là mật và tối mật với 197 tài liệu được bàn giao vào tháng 1 năm 2022, 38 được chuyển giao theo trát ṭa vào tháng 6 năm 2022 và 102 tài liệu bị tịch thu trong cuộc khám xét Mar-a-Lago vào tháng 8/2022.
Đáng lẽ ra ông Trump có thể thoát mọi tội trạng hiện nay nếu cộng tác với chính phủ, như ông Biden và Pence đă làm, giao nộp lại các tài liệu mà ông không có thẩm quyền lưu giữ này. Các chuyên gia pháp lư nhận định ngay cả sau vụ khám xét Mar a lago vào tháng 8 năm ngoái, nếu ông tỏ ra phục thiện th́ đă không bị truy tố với 37 trọng tội, mà nếu bị xử là có tội, ông Trump có thể nhận một bản án coi như chung thân ở tuổi cao niên hiện nay. Ông vừa mừng sinh nhật 77 tuổi ngày 14/6/2023.
Tác hại từ việc ông Trump lưu giữ tài liệu mật trái phép và cẩu thả
Bản khai do Bộ Tư pháp nộp vào tháng 8 năm ngoái lưu ư rằng trong số 15 thùng tài liệu mà NARA thu lại được, có 22 tài liệu được xếp loại tối mật và trong số đó thậm chí c̣n chứa các dấu hiệu nhạy cảm hơn, bao gồm HCS, SCI, FISA, ORCON và NOFORN. Ngoài việc chỉ có những thành phần cao cấp được quyền xem các tài liệu mật này, họ c̣n phải xem trong một “hộp” kín, gọi là SCIFS
Những chữ viết tắt khó hiểu này cho thấy Trump đang gặp rắc rối rất lớn và hoàn toàn do chính ông ta gây ra.
HCS – HUMINT Control System – Thông tin liên quan đến t́nh báo do con người thu thập. Những tài liệu này có thể chứa danh tính của các điệp viên cũng như thông tin mà họ cung cấp.
SCI đề cập đến một tài sản, chương tŕnh hoặc dự án đơn lẻ hoặc cách thức thu thập thông tin trong tài liệu. Không phải ai có giấy phép tối mật cũng có thể xem tài liệu TS/SCI — họ cần phải có giấy phép để được chỉ định SCI nào.
FISA – Đạo luật giám sát t́nh báo nước ngoài – luật thiết lập các thủ tục thu thập thông tin t́nh báo nước ngoài.
ORCON là viết tắt của “originator controlled – Người khởi xướng được kiểm soát – có nghĩa là việc phổ biến—kể cả trong chính phủ, kể cả với các giới chức được quyền xem tài liệu tuyệt mật—trước tiên phải được cơ quan phát xuất các tin mật (ví dụ: CIA, nếu tài liệu do CIA tạo ra) chấp thuận. Nói cách khác, Trump không thể giải mật những tài liệu này, ngay cả khi ông ấy muốn.
NOFORN có nghĩa là tài liệu không thể được chia sẻ với chính phủ hoặc công dân nước ngoài, ngay cả với các đồng minh.
Bản cáo trạng cũng nói rằng một trong những tài liệu trên sàn được đánh dấu “BÍ MẬT // REL TO USA, FVEY” – một dấu hiệu phân loại cho biết thông tin chỉ có thể được xem bởi các cơ quan t́nh báo trong liên minh Five Eyes của Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand.
Người trợ lư, Walt Nauta, đă chụp hai bức ảnh về đống hồ sơ đổ tung, nằm lộn xộn trên mặt đất bằng điện thoại của ḿnh và nhắn tin cho một nhân viên khác của Trump với h́nh ảnh tài liệu chỉ có Five Eyes mới có thẩm quyền xem, bản cáo trạng nêu rơ.
Nói cách khác, một số tài liệu này—như một giới chức quen thuộc với tài liệu mật đă nói với tờ Washington Post — được xếp hạng “trong số những bí mật nhạy cảm nhất mà chúng tôi nắm giữ”.
Một mối lo ngại là không có cách nào để biết chắc chắn ai có thể đă tiếp cận các thùng tài liệu được cất giữ ở những khu vực không an toàn, v́ có ít nhất hai kẻ gian đă từng đột nhập vào khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump trong nhiều năm. Vào năm 2019 khi ông c̣n là tổng thống, một phụ nữ Trung Quốc đă bị bắt quả tang mang theo hai hộ chiếu và một ổ USB chứa phần mềm độc hại; vào năm 2021 và 2022, một người Ukraine nhập cư có liên quan đến tội phạm có tổ chức đă lọt vào ṿng thân cận của ông Trump.
Những hệ quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi các tài liệu tối mật của quốc gia được lưu giữ cẩu thả, sẽ là:
Bí mật quốc pḥng có thể rơi vào tay kẻ thù và tác hại tới an ninh quốc gia.
Mất uy tín với đồng minh – các quốc gia bạn sẽ không c̣n dám chia sẻ thông tin t́nh báo hoặc hợp tác trong những vấn đề cần bảo mật.
Đánh dấu một tiền lệ vi phạm luật pháp nguy hiểm từ một vị trí thẩm quyền cao nhất nước.
Nếu ông Trump không nhận được h́nh phạt tương xứng, th́ thông điệp tiêu cực mà Bộ Tư Pháp gởi ra là luật pháp Hoa Kỳ không công minh và những kẻ có quyền chức có thể ngồi xổm trên pháp luật.
Uy tín của ngành Tư pháp Quốc gia, vốn đă bị guồng máy xuyên tạc và lũng đoạn của thành phần cực hữu phá hoại trong 8 năm qua sẽ tiếp tục bị sói ṃn và ảnh hưởng đến sự ổn định, an lành của đất nước.
Tội phổ biến tài liệu mật nghiêm trọng hơn tội tàng trữ
Hai giáo sư luật của Đại học New York là Ryan Goodman và Andrew Weissmann viết trên tờ the Atlantic về chi tiết ông Trump đă ít nhất hai lần cho người không có thẩm quyền xem tài liệu mật quốc gia tại Bedminster, N.J. rằng:
“Hai t́nh tiết này được cho là cáo buộc nghiêm trọng nhất về hành vi sai trái h́nh sự được đề cập trong bản cáo trạng; cáo buộc không chỉ về việc lưu giữ thông tin mật cao nhất của quốc gia một cách sai phạm, mà c̣n là việc cố ư truyền đạt những thông tin mật đó.”
Ông Michael Cohen, cựu luật sư cá nhân trở thành kẻ thù của Trump, th́ gợi ư rằng có thể c̣n nhiều tiết lộ nguy hiểm hơn sắp tới. Ông mong chờ Bộ Tư pháp xem xét các mối quan hệ không lành mạnh tồn tại giữa Ả Rập Saudi, [Thái tử] Mohammed bin Salman (MBS) và Jared Kushner, con rể của ông Trump.
Ông Cohen và các nhà phân tích thời sự nhận định, số tiền hơn 2 tỷ đô la mà MBS đầu tư với Kushner – một người có thành tích kinh doanh thua lỗ thật đáng nghi ngờ, nhất là sự việc xảy ra chỉ sáu tháng sau khi Kushner rời Ṭa Bạch Ốc sau 4 năm được ông bố vợ nâng cấp thành cố vấn cao cấp của tổng thống. Tài liệu mật có liên quan tới Iran, mà Iran và Saudi Arabia là kẻ thù. “Ai biết những ǵ đă được bán?” Cohen nhận định và mong rằng Công tố Smith đang điều tra vấn đề này.
Nếu bị xử có tội, liệu ông Trump vẫn có thể ứng cử và làm tổng thống?
Những kẻ phạm trọng tội có thể ứng cử vào chức vụ công trong bất kỳ cuộc bầu cử địa phương, tiểu bang hoặc liên bang nào miễn là không có luật cụ thể nào cấm điều này. Không có phần nào của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định một kẻ phạm trọng tội không được tranh cử vào bất kỳ chức vụ dân cử nào, kể cả vị trí tổng thống. Ba điều kiện duy nhất trong Hiến pháp để làm tổng thống Hoa Kỳ là phải sinh ra ở Mỹ, phải ít nhất 35 tuổi, và sống tại Mỹ ít nhất 14 năm.
Tùy từng tiểu bang và chính quyền địa phương quyết định xem họ có muốn cho phép tội phạm tranh cử hay không. Điều đó thường xuất hiện dưới dạng một điều khoản đạo đức được ghi vào các yêu cầu đối với vị trí được bầu.
Hiện tại, không có luật nào loại bỏ tư cách ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ dựa trên tiền án trọng tội trước đó. Dù một tên tội phạm bị cấm sở hữu súng, cấm đi du lịch ṿng quanh thế giới hoặc bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử – nhưng không có rào cản nào đối với việc tranh cử.
Khi một kẻ tội phạm được bầu vào văn pḥng công, chính phủ liên bang có một số lựa chọn để loại bỏ họ khỏi vị trí này, bao gồm: thu hồi chức vụ (recall), loại bỏ (removal), luận tội (impeach), hoặc trục xuất (expulsion). Các h́nh thức này phụ thuộc vào văn pḥng ở các cấp độ khác nhau: tổng thống sẽ bị luận tội, trong khi cơ quan lập pháp của tiểu bang có thể bị thu hồi chức vụ.
Tu chính án thứ mười bốn Phần 3 quy định:
Không ai được là Thượng nghị sĩ hoặc Dân biểu trong Quốc hội, hoặc đại cử tri của tiểu bang trong cuộc tổng tuyển cử, hoặc giữ bất kỳ chức vụ nào, dân sự hoặc quân sự, liên bang và tiểu bang, mà trước đó họ đă tuyên thệ tôn trọng Hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng lại tham gia vào một cuộc nổi dậy hoặc nổi loạn chống lại đất nước, hoặc hỗ trợ, tiếp tay cho kẻ thù của đất nước. Quốc hội có thể bằng một cuộc bỏ phiếu với hai phần ba tỷ lệ thành viên mỗi Viện để loại bỏ kẻ đó.
V́ vậy theo Tu chính án thứ 14 này, Trump sẽ không đủ tư cách làm tổng thống hoặc giữ bất kỳ chức vụ công nào nếu ông ta bị kết án về vụ nổi loạn ngày 6 tháng Giêng.
TAGSan ninh quốc giatài liệu mậtTrump
|
|