Phản ứng trái chiều về lệnh truy tố cựu tổng thống Donald Trump phơi bày t́nh trạng phân cực sâu sắc trong đời sống chính trị Mỹ.
Sau sự kiện bạo loạn Đồi Capitol cuối nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, nước Mỹ rơi vào t́nh trạng chia rẽ chính trị sâu sắc, khiến công chúng Mỹ "nh́n nhận gần như mọi sự việc qua lăng kính đảng phái", theo Wendy Schiller, chuyên gia về khoa học chính trị tại Đại học Brown, Rhode Island.
Thực tế đó càng được thể hiện rơ sau khi lệnh truy tố cựu tổng thống Trump được đại bồi thẩm đoàn New York chấp thuận vào tuần qua, liên quan cuộc điều tra của công tố viên Quận Manhattan Alvin Bragg về cáo buộc chi tiền "bịt miệng" sao phim khiêu dâm Stormy Daniels năm 2016.
Ngay sau khi quyết định truy tố được công bố, một bộ phận công chúng Mỹ bày tỏ ủng hộ, xem đây là bước đi cần thiết để bảo vệ nguyên tắc không ai có quyền đứng trên pháp luật. Tuy nhiên, không ít người, đặc biệt là các thành viên đảng Cộng ḥa, chỉ trích đảng Dân chủ tung ra "cuộc săn phù thủy" nhắm vào ông Trump, người đă tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ một cựu tổng thống bị truy tố. Diễn biến này làm gia tăng căng thẳng trong đời sống chính trị Mỹ, vốn đă phân cực nghiêm trọng và nhiều lần đứng bên bờ vực khủng hoảng từ khi ông Trump bước vào chính trường.
"Lệnh truy tố cựu tổng thống, cùng với chiến thuật Trump đang theo đuổi là thổi bùng lửa đối đầu đảng phái để tự cứu ḿnh, sẽ chiếm sóng toàn bộ đời sống chính trị vốn đang ngột ngạt ở Mỹ, đe dọa đẩy cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào sóng gió và thách thức nghiêm trọng hệ thống tư pháp", Stephen Collinson, b́nh luận viên chính trị của CNN, nhận định.
Chính trị Mỹ ngày một phân cực rơ nét khi cả hai đảng đều ra sức lôi kéo nhóm cử tri trung lập, đẩy cao đối đầu với những diễn biến chưa từng có tiền lệ dưới thời Trump, từ vụ phe Cộng ḥa cáo buộc gian lận bầu cử đến Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát liên tiếp tiến hành hai phiên luận tội tổng thống nhưng bất thành.
Theo khảo sát do Viện Chính trị và Dịch vụ công Georgetown thực hiện sau bầu cử quốc hội giữa kỳ 2022, người dân Mỹ đánh giá mức độ chia rẽ chính trị ở 71 điểm trên thang 100, trong đó ngưỡng tối đa đồng nghĩa đất nước đang bên bờ vực nội chiến.
"Quyết định truy tố chẳng khác nào món quà cho những nhà hoạch định chiến lược tranh cử ở cả hai đảng, mở ra cơ hội để các bên thổi bùng lửa đối đầu", Robert Talisse, chuyên gia về hiện tượng phân cực chính trị tại Đại học Vanderbilt ở bang Tennessee, cảnh báo.
Cựu tổng thống Donald Trump và một số chính trị gia nổi bật trong đảng Cộng ḥa đă lập tức chớp thời cơ vận động gây quỹ để đối phó quyết định truy tố, điều mà họ cho là hành động "đàn áp chính trị" của phe Dân chủ.
Khi Văn pḥng Công tố Quận Manhattan công bố lệnh truy tố ông Trump hôm 30/3, nhiều cử tri ủng hộ cựu tổng thống Trump đă kéo đến trước dinh thự Mar-a-Lago để chứng tỏ ḷng trung thành với ông. Vài người c̣n mang theo thông điệp "Biden không phải tổng thống của tôi" hay "Trump thắng cuộc", nhắc lại cáo buộc gian lận bầu cử năm 2020.
"Ông Trump luôn tạo ra tranh căi gay gắt trong dư luận Mỹ. Lệnh truy tố lần này chắc chắn sẽ khoét sâu chia rẽ đó. Trong mọi vấn đề liên quan đến Trump, thỏa hiệp hay trung dung gần như là điều không thể. Mọi người đều đứng hẳn về một bên để đối đầu phe c̣n lại", Alex Conant, cựu phát ngôn viên Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tổng thống George W. Bush, nhận định.
Cử tri trung thành với ông Trump từ lâu đă rất rơ ràng trong việc chọn phe. Dù đă chứng kiến rất nhiều lùm xùm liên quan đến cựu tổng thống, trong đó có rất nhiều vụ kiện và những thách thức pháp lư, họ vẫn luôn tin rằng ông Trump vô tội.
Điều này thể hiện rơ trong khảo sát được công bố tuần qua của Đại học Quinnipiac thuộc bang Connecticut. Khoảng 75% cử tri Cộng ḥa tham gia khảo sát tin rằng ông Trump đủ tư cách tranh cử tổng thống dù đang đối diện hàng loạt cáo buộc h́nh sự. Khoảng 93% cử tri Cộng ḥa và 70% cử tri trung lập cho rằng cuộc điều tra ở New York mang động cơ chính trị.
Ở chiều ngược lại, khoảng 66% cử tri Dân chủ tin cuộc điều tra đúng pháp luật. Thượng nghị sĩ Chris Coons thuộc đảng Dân chủ kêu gọi những đồng nghiệp thuộc đảng Cộng ḥa tôn trọng quy tŕnh tố tụng Mỹ, không gây áp lực lên quá tŕnh điều tra, xét xử "dù kết quả cuối cùng ra sao".
Trong khi đó, nghị sĩ Mike Levin của bang California kêu gọi các bên "không đào sâu chia rẽ và cũng đừng hả hê" khi ông Trump bị truy tố.
Một số chuyên gia về chính trị và pháp luật Mỹ vẫn hoài nghi liệu cáo buộc "chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm" của công tố viên Bragg có đủ sức nặng và mức độ nghiêm trọng để truy tố ông Trump hay không, trong bối cảnh ông là một cựu tổng thống và ứng viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng ḥa.
Vụ án cũng phụ thuộc nhiều vào lời khai của Micheal Cohen, cựu luật sư từng được coi là thân tín của ông Trump. Trong trường hợp Bragg không thể thuyết phục được ṭa tuyên ông Trump có tội, phe Cộng ḥa lại càng có thêm lư do để chỉ trích công tố viên thuộc đảng Dân chủ và đào sâu thêm chia rẽ đảng phái.
"Nhiều người muốn thấy ông Trump bị chụp ảnh lưu hồ sơ phạm tội và họ cho rằng đây là cơ hội để biến nó thành hiện thực. Nhưng điều mà phần lớn người Mỹ muốn ông Trump phải chịu trách nhiệm lại không phải vụ bê bối chủ yếu liên quan đến vấn đề tài chính này", Sarah Longwell, nhà tư vấn chiến lược chính trị thuộc đảng Cộng ḥa và thuộc nhóm chống đối ông Trump, nhận định.
|