Đặt cược hoàn toàn vào những gă khổng lồ phát trực tuyến, người sáng tạo nội dung về LGBTQ+ bị đẩy vào cuộc chiến khi cơ quan văn hóa trấn áp nền tảng phát sóng.Sự khoan dung của Trung Quốc đối với nội dung liên quan đến LGBTQ+ dường như thay đổi liên tục, với sự nới lỏng và bóp nghẹt đột ngột trong quản lư, theo Sixth Tone.
Trước đây, cộng đồng trong nước và quốc tế đă ca ngợi sự hiện diện ngày càng nhiều của các cá nhân thuộc cộng đồng LGBTQ+, như một dấu hiệu tiến bộ trong xă hội Trung Quốc. Nhưng ngay sau đó, phong trào trở nên ảm đạm trong bối cảnh các chuẩn mực gia đ́nh và giới tính truyền thống trỗi dậy.
Những cuộc thảo luận chỉ ra rằng cuộc đấu tranh cho nội dung LGBTQ+ ở nước này như một cuộc chiến giằng co giữa thế hệ trẻ sáng tạo, tiến bộ và các nhà quản lư bảo thủ.
Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu về chủ đề này, học giả Wang Shuaishuai - trợ lư giáo sư tại Khoa Truyền thông và Truyền thông của Đại học Liverpool - tin rằng kết luận trên chưa bao quát được vấn đề.
Wang không phủ nhận thực tế rằng những người sáng tạo nội dung về LGBTQ+ đă phải vật lộn để tồn tại, chống lại mọi khó khăn để phát triển. Mong thoát khỏi điểm mù của các quy định lỏng lẻo, họ kể câu chuyện của ḿnh bằng các từ khóa "tuổi trẻ" và "lăng mạn", thay v́ những cụm dễ gây tranh căi như "boy love" hay "LGBTQ+".
Nhưng ông tin rằng c̣n cần nh́n sâu hơn vào một hệ sinh thái cho phép nội dung đồng tính ở Trung Quốc tồn tại, đó chính là mối quan hệ lợi ích kinh doanh với nền tảng phát sóng.
Mối quan hệ không cân bằng
Thực tế, người sản xuất nội dung về đồng tính ở Trung Quốc không làm việc một ḿnh. Họ phải dựa vào các gă khổng lồ phát sóng như iQiyi, Tencent và Youku để được hỗ trợ tài chính và tiếp thị.
Đổi lại, các nền tảng sử dụng nội dung độc đáo từ nhà sáng tạo để tăng thêm danh tiếng, giúp họ theo đuổi lớp khán giả trẻ tuổi, tự do.Cột mốc quan trọng đánh dấu mối quan hệ tương hỗ này là vào năm 2015 và 2016, khi các web drama chủ đề LGBTQ+ là "Addiction" (Thượng Ẩn) và "Go Princess Go" (Thái Tử Phi Thăng Chức Kư) liên tục thành "hit quốc dân".
Nhiều bộ phim đam mỹ đ́nh đám đă đưa những gương mặt vô danh vươn lên sao hạng A, như Chu Nhất Long (với Trấn Hồn), Vương Nhất Bác và Tiêu Chiến (với Trần T́nh Lệnh).
Nhưng liên minh giữa người sáng tạo nội dung LGBTQ+ và những gă khổng lồ Internet luôn có điều kiện.
Có hay không sự hỗ trợ của nền tảng truyền thông trực tuyến đối với văn hóa đồng tính vẫn chưa thực sự sáng tỏ, và nó có thể bị rút lại khi luồng gió chính trị thay đổi.
"Thật vậy, trong một số trường hợp, các trang web phát trực tuyến đă áp đặt các hạn chế đối với nội dung LGBTQ+ vượt xa mức hạn chế của cơ quan văn hóa", Wang phân tích.
Quan trọng hơn, liên minh này mang tính cơ hội và dễ bị sứt mẻ, đă vô t́nh khiến nội dung LGBTQ+ trở thành "nạn nhân" khi Trung Quốc thúc đẩy các quy định mới.
Vào năm 2020, chính phủ nước này đưa ra cảnh báo chống lại việc "mở rộng vốn một cách mất trật tự". Những người sáng tạo nội dung LGBTQ+ nhanh chóng bị cuốn vào chiến dịch và chịu sự tấn công.
Các chiến dịch đàn áp đă được tiến hành, chống lại cái mà nhà quản lư gọi là "hoạt động hỗn loạn của fandom" và sự thể hiện giới tính khác thường.
Ngày 18/9/2021, Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền h́nh Trung Quốc tiếp tục ra thêm thông báo kiên quyết ngăn chặn việc chuyển thể các tiểu thuyết đam mỹ (t́nh yêu đồng tính nam) lên màn ảnh, chống lại sự phát triển của văn hóa dị thường.
Nh́n lại, sự phụ thuộc của người sáng tạo nội dung LGBTQ+ vào các nền tảng phát trực tuyến đă chứng tỏ nó là con dao hai lưỡi. Mặc dù quan hệ đối tác đă nâng cao khả năng phổ biến nội dung, cuối cùng người sáng tạo phải chịu hậu quả v́ "bỏ trứng vào một giỏ".
Tuy nhiên, kinh nghiệm của các đối tác nổi tiếng trên mạng xă hội cho thấy sự phụ thuộc này không dễ phá vỡ.
Hai năm qua không mấy thuận lợi đối với những người sáng tạo nội dung LGBTQ+ cũng như các nền tảng ở Trung Quốc, nhưng vẫn có những lư do để lạc quan.
Hết lần này đến lần khác, khi được đưa ra lựa chọn, khán giả đất nước tỷ dân đă thể hiện rằng họ dễ tiếp thu nội dung và chủ đề kỳ quặc.
|