11/4
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thời gian tới các cơ quan sẽ xây dựng nghị định và tiến tới Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để tạo hành lang pháp lư vững chắc.
Chi tiết Tổng thuật
Sáng 4/11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Tạ Minh Tâm nêu vấn đề, hiện có hàng trăm triệu tài khoản tham gia các nền tảng trực tuyến nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, trong đó ba mạng xă hội phổ biến nhất có 175 triệu tài khoản. Với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ như hiện nay, việc thu thập, quản lư, sử dụng thông tin, dữ liệu người dùng của các nền tảng trực tuyến là không thể xem nhẹ. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm và giải pháp về vấn đề này?
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay mạng xă hội kinh doanh trên dữ liệu cá nhân nên thu thập dữ liệu cá nhân. Cách đây ba năm, tại diễn đàn Quốc hội, ông từng nêu quan điểm phải có mạng xă hội Việt Nam, bởi không thể bỏ nền tảng này được. Năm 2019, tất cả nền tảng mạng xă hội Việt Nam có chưa đến 40 triệu tài khoản, đến nay các mạng xă hội Việt Nam lớn nhất có 130 triệu tài khoản, tương đương với số người dùng Facebook và YouTube cộng lại. "Đây cũng là giải pháp giữ lại dữ liệu của người Việt Nam tại Việt Nam", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 4/11. Video: Truyền h́nh Quốc hội
Thời gian tới, các cơ quan sẽ ban hành nghị định và tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lư vững chắc. "Các nước ư thức rất rơ vấn đề này nên khung phạt vi phạm rất cao, có khi lên đến hàng tỷ USD với doanh nghiệp kinh doanh thu thập dữ liệu cá nhân; mức phạt tù có khi lến đến 10 năm", Bộ trưởng nói.
Tham gia trả lời chất vấn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nh́n nhận t́nh trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân, là thực trạng nhức nhối. Bộ Công an kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lư, cơ chế đặc thù đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân; đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm cho ư kiến về dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng bảo vệ, lưu trữ dữ liệu, thông tin; xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh mạng. Không riêng Bộ Công an mà các cơ quan liên quan đến bảo vệ dữ liệu cần tích cực phối hợp quốc tế trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng Công an nói sẽ đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ về an toàn, an ninh mạng; hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, hành lang pháp lư về an ninh mạng; nâng cao tŕnh độ năng lực, trang bị hiện đại cho lực lượng đảm bảo an ninh mạng...
Cùng quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Đinh Công Sỹ đề nghị Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho biết giải pháp xử lư t́nh trạng mua bán dữ liệu thông tin cá nhân gây phiền hà cho người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, dữ liệu cá nhân là "tài sản cá nhân" và mỗi người dân phải bảo vệ. Vừa qua, người dân khá dễ dăi khi cung cấp thông tin cho người lạ. Chẳng hạn, khi đi mua kính họ đề nghị cung cấp thông tin th́ cũng cho số điện thoại, trong khi lẽ ra họ phải đưa hợp đồng về thu thập thông tin và cần được sự đồng ư từ khách hàng.
V́ thế, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thanh tra toàn diện các nhà mạng trong năm nay về thu thập dữ liệu người dân, sau đó tới hệ thống bưu chính, mạng xă hội. Ngoài việc ban hành nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, ông Hùng cho rằng chế tài xử lư cần cao hơn để mang tính răn đe. Ông đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh về mức phạt doanh nghiệp vi phạm trong thu thập dữ liệu cá nhân trên tỷ lệ doanh thu, chứ không phải số tuyệt đối.
Đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng Bộ Thông tin và Truyền thông chưa quan tâm đúng mức tới quản lư mạng xă hội, khi có vụ, việc mới thanh tra, kiểm tra nên t́nh trạng "báo hóa mạng xă hội và mạng xă hội th́ hóa báo". Cơ quan chức năng lúng túng, chậm xử lư những vi phạm như trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng thường xuyên đưa tin không kiểm chứng, có lời lẽ xúc phạm đến uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân. "Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, trách nhiệm trong vấn đề này?", ông Hoàng Anh chất vấn
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, Bộ lúc nào cũng coi thể chế là số 1. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề thể chế đi sau, như xử lư vụ livestream của bà Phương Hằng. Thời điểm đó chưa có quy định pháp luật quản lư hành vi livestream thế nào. Sau khi rà soát, cơ quan chức năng đă hai lần xử phạt hành chính và công an đă xử lư h́nh sự.
Về giải pháp, Bộ trưởng Hùng cho hay Bộ đă sửa đổi Nghị định 72 và tŕnh Thủ tướng, có thể ban hành cuối năm nay. Trong đó, Chính phủ bổ sung quy định xử lư h́nh thức livestream trên mạng, như chỉ những người đích danh trên môi trường số mới được livetream, phải cung cấp thông tin thời gian, và nếu bán hàng, có thu nhập th́ phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế...
Trả lời đại biểu Lê Thị Song An về thực trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cờ bạc qua mạng xu hướng gia tăng, nguyên nhân và giải pháp, Bộ trưởng Hùng cho rằng đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết quốc gia. Các đối tượng sử dụng rất nhiều phương tiện, trong đó có điện thoại và trang web. Thời gian qua, Bộ đă hoàn thiện văn bản, định nghĩa các hành vi, quy định, quy tŕnh xử lư hành chính, mức phạt và cơ chế chuyển công an xử lư h́nh sự.
Bộ đă công khai các đầu số điện thoại, trang web để tiếp nhận phản ánh của người dân về các vi phạm; phát triển công cụ, công nghệ quản lư không gian mạng. Năm 2020, Bộ đă rà quét, ngăn chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo, nếu không sẽ có 3,1 triệu người truy cập và xác xuất lừa đảo là rất lớn.
Đối với sim rác, Bộ đang tập trung xử lư v́ đây là công cụ phục vụ lừa đảo. Tất cả thuê bao không có đầy đủ thông tin sẽ bị xóa khỏi hệ thống. Năm 2018, cả nước c̣n 22 triệu thuê bao không có thông tin đầy đủ, cơ quan chức năng đă cương quyết xử lư và đến nay không c̣n.
Về việc kiểm soát thông tin đăng kư, Bộ đă có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các nhà mạng đang đối soát. Thủ tướng cũng chỉ đạo trong năm nay và muộn nhất 2023 phải đảm bảo dữ liệu chính xác.
Về việc một người đăng kư nhiều sim, sim không chính chủ, ông Hùng cho biết đây cũng là vấn đề cần xử lư. Làm xong việc này sẽ xử lư được đáng kể t́nh trạng lừa đảo, cuộc gọi rác.
Trả lời đại biểu Lư Văn Huấn về thực trạng, giải pháp của bài toán chảy máu chất xám nhân tài công nghệ thông tin khi họ được doanh nghiệp nước ngoài trả lương gấp 6-7 lần, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói nhân tài là nguồn lực cơ bản của quốc gia, là yếu tố quyết định trong làm chủ và quyết định công nghệ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đă trả mức lương tương đương nước ngoài, bắt đầu xuất hiện nhiều người lao động đang làm ở nước ngoài về Việt Nam. Dù vậy, ông cho rằng Việt Nam cần nhiều chính sách thu hút nhân tài hơn.
Đại biểu Lư Văn Huấn. Ảnh: Media Quốc hội
Cùng chung mối quan tâm, đại biểu Đào Chí Nghĩa đề nghị Bộ trưởng Hùng nêu giải pháp xử lư thực trạng nhân lực về công nghệ thông tin c̣n yếu và thiếu như hiện nay.
Bộ trưởng Hùng cho rằng muốn thu hút nhân lực chất lượng cao cần có mức thu nhập tốt. Hiện nay, đă có doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao trả được mức lương tương đương doanh nghiệp nước ngoài. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam có tạo ra lợi nhuận cao không. V́ vậy bên cạnh yếu tố thị trường, Đảng, Nhà nước cần có thêm chính sách thu hút nguồn nhân lực, và làm nhiều hơn nữa để có đủ nhân tài cho phát triển khoa học công nghệ.
Liên quan đến vấn đề nhân lực, đại biểu Dương Minh Ánh đặt vấn đề, Chính phủ đang xây dựng Chính phủ số, chính quyền điện tử, áp dụng công nghệ cho các dịch vụ công từ cấp trung ương đến địa phương. Để triển khai, cần có đội ngũ đủ tŕnh độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay ở cấp xă, phường, thị trấn - nơi phải triển khai các dịch vụ công nhiều nhất lại không có vị trí việc làm và biên chế cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, gây khó khăn cho cơ sở.
"Giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc phát triển và giữ chân đội ngũ công nghệ thông tin ở cấp xă, phường, thị trấn trong giai đoạn tới đây là ǵ?", bà Ánh đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, khi nghiên cứu, ông bất ngờ với số lượng người làm công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước hiện chỉ 0,9%. Trong khi các nước trong khu vực ASEAN là 10%, Mỹ 15% (Văn pḥng Tổng thống Mỹ là 20%)... Con số này đáng suy nghĩ v́ tỷ lệ thấp sẽ rất khó chuyển đổi số quốc gia.
Để giữ chân những cán bộ lĩnh vực này, ông Hùng cho rằng cần ưu đăi, tuy nhiên với cơ chế hiện nay rất khó. Lương lập tŕnh viên bên ngoài là 35 triệu đồng/tháng, Nhà nước không thể trả như vậy. Công nghệ số trở thành lực lượng sản xuất nên cần xây dựng nền tảng số, trợ lư ảo (AI) để giảm gánh nặng cán bộ thông tin, phù hợp mức lương họ đang nhận, tức là phải đầu tư vào nền tảng.
Trước đây làm công nghệ thông tin theo cách bỏ tiền đầu tư, khai thác, phát triển, giờ cần thay đổi theo cách tăng cường thuê ngoài và biến những cán bộ thông tin là "người đặt hàng, người hướng dẫn".
Trong phiên làm việc sáng nay, 32 đại biểu đă đặt câu hỏi, 13 người tranh luận, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời và làm rơ nhiều vấn đề. Đầu giờ chiều, Bộ trưởng có 40 phút tiếp tục trả lời chất vấn.
|
|