Cuộc sống của cả nhà có hạnh phúc không c̣n tùy thuộc vào chất lượng cuộc sống của cha mẹ chứ không chỉ có việc học hành, thành đạt của con cái.
T́nh cờ gặp lại Hữu, tôi mới biết anh bạn cũ của ḿnh đă về nước sinh sống hơn năm nay. Lâu nay chúng tôi vẫn đinh ninh anh cùng gia đ́nh an cư lạc nghiệp ở nước ngoài. Hóa ra thực tế không như tôi nghĩ.
Trước ngày nhà Hữu ra nước ngoài theo diện bảo lănh, chúng tôi có dịp gặp nhau trong một buổi họp mặt chia tay. Trong khi cánh đàn ông tiếc hùi hụi cái vị trí giám đốc chi nhánh một công ty to của Hữu, th́ các bà vợ lại hào hứng lẫn thèm thuồng khi mơ tới một cuộc đổi đời với tương lai xán lạn như gia đ́nh bạn.
Không phải hôn nhân có yếu tố nước ngoài nào cũng lung linh như người ta tưởng (Ảnh minh hoạ)
Người trung dung th́ thấy việc xuất cảnh của anh quá ổn, bởi với tài chính dồi dào như vợ chồng Hữu, sống ở đâu cũng là thiên đường, lo ǵ chuyện từ bỏ sự nghiệp bấy lâu gầy dựng trong nước hay phải bắt đầu lại nơi xứ người ở cái tuổi ngoại tứ tuần như anh.
Vậy mà, ra nước ngoài chưa đầy năm, gia đ́nh anh bắt đầu có nhiều thay đổi.
Bắt chước bạn bè bản xứ, các con anh dọn ra ở riêng cho thoải mái chứ không thích ở cùng cha mẹ. Vợ anh từ một phụ nữ của gia đ́nh, ngày ngày quẩn quanh nội trợ, bỗng dưng thích ra ngoài, chịu khó chưng diện hơn. Chị học thêm ngoại ngữ, học lái xe rồi tự lái đi đây đó, thay v́ nhờ chồng đưa đón như lúc c̣n ở quê nhà.
C̣n anh, ở cái tuổi U60 chưa hẳn đă già nhưng chẳng c̣n trẻ nữa, cứ loay hoay với việc thích nghi môi trường sống mới. Số tài sản đem từ Việt Nam sang tưởng nhiều, nhưng chỉ đủ để mua căn nhà, xe cộ, chi tiêu v́ vợ chồng anh không t́m được việc ǵ phù hợp.
Anh khổ sở v́ cảm giác không ḥa hợp được với cuộc sống ở xứ người nên hay về Việt Nam chơi cho đỡ buồn. Về đây anh c̣n có cha mẹ, anh chị em và bạn bè.
Vợ anh "hợp thổ nhưỡng" hơn nên không có cảm giác lạc lơng như anh và cũng ít theo anh về nước bởi gia đ́nh bên chị đă định cư hết bên ấy.
Anh về nước được vài lần th́ phát hiện chị ngoại t́nh. Anh chẳng buồn làm thủ tục ly hôn, nhưng bỏ về Việt Nam ở hẳn. Do vẫn c̣n căn nhà chưa kịp bán lúc xuất cảnh, anh cho thuê đủ để sống qua ngày. Từ một người thành đạt, vợ con đề huề, bỗng chốc anh thành người cô độc, thất chí.
Một anh bạn khác, sau thời gian cưới vợ là Việt kiều khá lâu nhưng vẫn mỗi người một nơi. Th́ ra anh không thích ra nước ngoài sống chứ không phải do giấy tờ trục trặc như mọi người nghĩ. Vợ anh nấu ăn ngon nhưng măi vẫn không đăng kư được giấy phép để mở quán ăn nên chỉ có thể bán chui cho các tiệm nail hay các gia đ́nh quen người Việt để kiếm sống một cách chật vật.
Anh không muốn dứt bỏ công việc của một giảng viên đại học với thu nhập khá tốt ở Việt Nam. Họ cứ lấn cấn chuyện đi hay ở, trong khi chị không muốn về nước. Nghe đâu anh chị lục đục đ̣i chia tay. Xem chừng hôn nhân "ở hai đầu nỗi nhớ" có vẻ bất ổn chứ không lung linh như những đám cưới có yếu tố nước ngoài khác.
Nếu cuộc sống xa xứ chỉ toàn viễn cảnh tốt đẹp với những cặp đôi sắp cưới hay mới cưới th́ với những cặp vợ chồng trung niên, việc bắt đầu cuộc sống mới ở nước ngoài không hề đơn giản nên có những gia đ́nh cứ lưng chừng giữa hai đầu “đi” hay “ở”...
Với những người có chủ đích "đi t́m miền đất hứa", cuộc sống mới có khó khăn hơn cũng dễ chấp nhận. C̣n những người đang có cuộc sống ổn định, tốt đẹp, dù lư do chủ yếu v́ tương lai con cái nhưng rủi ro là điều có thể thấy trước.
Cuộc sống của cả nhà có hạnh phúc không c̣n tùy thuộc vào chất lượng cuộc sống của cha mẹ chứ không chỉ có việc học hành, thành đạt của con cái. Nếu không cân nhắc kỹ, có khi những thứ đă dày công gầy dựng bấy lâu từ quan hệ vợ chồng, con cái đến sự nghiệp... phải chịu sự đánh đổi oan ức v́ những giấc mộng đổi đời.
Theo Phunuonline