Phù nề là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe như tim mạch, đái tháo đường, gan mật, mang thai, di ứng… , nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh thận.
Phù là t́nh trạng sưng tấy do tích tụ quá nhiều chất lỏng trong cơ thể. T́nh trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào, từ các cơ quan nội tạng như ruột, phổi, năo đến tứ chi. Phù nề thường gặp ở bàn tay, bàn chân, cánh tay, mắt cá chân và chân.
Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Đồng Dũng - Trung tâm Tiết niệu Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, khi thận bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân nào sẽ làm suy giảm chức năng lọc và loại bỏ dịch của thận, gây áp lực lên mạch máu và khiến dịch bị ṛ rỉ ra ngoài, gây phù nề.
Một trong những t́nh trạng sức khỏe ở thận gây phù nề thường gặp nhất là hội chứng thận hư. Đây là tổ hợp các tổn thương xảy ra ở cầu thận do nhiều bệnh lư khác gây ra. Lúc này, các mạch máu nhỏ chịu trách nhiệm lọc máu trong thận bị tổn thương, làm suy giảm albumin protein trong máu, giảm áp lực keo trong máu. Hậu quả là nước thoát ra khỏi thành mạch, gây phù nề.
Phù đối xứng là dấu hiệu đặc trưng của phù nề do thận. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
Dấu hiệu đặc trưng nhất của phù nề do bất thường ở thận là phù đối xứng, nghĩa là phù xuất hiện đồng thời ở cả hai mí mắt hoặc hai tay, hai chân. Ngoài ra, phù nề do thận c̣n có đặc điểm là khu vực bị phù trắng mềm, lơm khi ấn vào. T́nh trạng phù bắt đầu ở mí mắt, sau đó lan đến mặt, tay chân và cuối cùng là phù toàn thân. Phù nhiều vào buổi sáng, đặc biệt là ở mắt và mi mắt. Phù thường xuất hiện ở mắt cá và bàn chân. Bên cạnh phù, ở người bệnh thận c̣n có thể xuất hiện các bất thường khác như nước tiểu có bọt, tăng cân quá mức, ăn không ngon, mệt mỏi...
Phù nề có thể làm phát sinh các biến chứng như sưng đau ngày càng nghiêm trọng, căng ngứa da, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vùng bị sưng phù, giảm lưu thông máu, khó đi lại, giảm độ đàn hồi của động mạch, tĩnh mạch, khớp và cơ, tăng nguy cơ loét da... Nghiêm trọng hơn, chất lỏng dư thừa trong máu có thể gây khó thở nếu tràn vào phổi; làm tăng huyết áp; tăng nhịp tim gây phù cơ tim...
Suy thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến phù nề. Ảnh: Shutterstock
Theo bác sĩ Đồng Dũng, v́ phù nề là triệu chứng cảnh báo bệnh thận, do đó, để kiểm soát tốt t́nh trạng này, cần điều trị bệnh thận. Các bệnh lư về thận gây phù nề thường gặp là hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp và mạn, suy thận... Các phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào bệnh thận gây ra phù nề và t́nh trạng sức khỏe của người bệnh. Theo đó, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc lợi tiểu để loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể; thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể, có tác dụng giảm t́nh trạng suy giảm albumin trong máu.... Trong trường hợp nặng, người bệnh sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo hoặc thậm chí là phẫu thuật thay thận. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, một thói quen sinh hoạt khoa học cũng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Người bệnh cần lưu ư thay đổi chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là hạn chế muối và lượng chất lỏng hấp thu vào cơ thể; tăng cường vận động ở cường độ thích hợp, duy tŕ cân nặng lành mạnh; bỏ thuốc lá và rượu bia...
Ngoài ra, bác sĩ Ngô Đồng Dũng khuyến cáo, phù nề không chỉ liên quan đến bệnh thận mà c̣n có thể là triệu chứng cảnh báo các vấn đề như suy tim sung huyết, suy giăn tĩnh mạch, xơ gan, thiếu hụt protein quá mức, phù năo, dị ứng... Những bệnh lư này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng, do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám ngay khi xuất hiện dấu hiệu phù.
VietBF©sưu tập