Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lư đe dọa sức khỏe và tính mạng nam giới nhưng nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư tuyến tiền liệt đứng thứ 4 trong các loại ung thư phổ biến với số lượng gần 1,3 triệu ca mắc mới mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, bệnh lư này đứng hàng thứ 11 với gần 4.000 ca mắc mới và có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 13.
TTƯT.PGS.TS Vũ Lê Chuyên, Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, cho biết có một nghịch lư là ung thư tuyến tiền liệt dễ điều trị khi khó chẩn đoán và ngược lại, khi dễ chẩn đoán sẽ khó điều trị.
Tuyến tiền liệt là cơ quan sinh dục chỉ có ở nam giới, nằm dưới bàng quang và trên trực tràng, cạnh túi tinh. Cơ quan này nặng khoảng 20-25 g, kích thước thay đổi theo độ tuổi và có nhiệm vụ tạo ra tinh dịch. Khi tuyến tiền liệt hoạt động bất thường và mất kiểm soát sẽ h́nh thành khối u ác tính tại đây, dẫn đến ung thư tiền liệt tuyến. Bệnh thường phát triển rất chậm và không có biểu hiện ở giai đoạn đầu. V́ vậy, lúc này, ung thư tuyến tiền liệt khó chẩn đoán, tuy nhiên, do bệnh mới khởi phát nên việc điều trị dễ dàng hơn. Khi đă xuất hiện các triệu chứng như tiểu khó, tiểu ra máu, đau vùng chậu,... chứng tỏ bệnh đă lan rộng trong cơ thể, điều trị khó khăn.
Theo khuyến cáo của Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam, nam giới nên bắt đầu tầm soát ung thư tuyến tiền liệt khi bước sang tuổi 50. Tuy nhiên, trong trường hợp, nam giới có tiền sử gia đ́nh như ông nội, ông ngoại, cha, anh em trai, chú, bác... từng mắc ung thư tuyến tiền liệt th́ cần bắt đầu tầm soát sớm hơn những người khác 5 năm, tức là vào lúc 45 tuổi.
Không chỉ tiền sử gia đ́nh mắc ung thư tuyến tiền liệt, mà nếu nam giới có bà nội, bà ngoại, mẹ, chị em gái, cô, d́... từng mắc ung thư vú cũng cần được tầm soát sớm 5 năm. Những đối tượng có người thân bị ung thư sẽ có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao gấp 20 lần so với b́nh thường.
Bác sĩ Chuyên chia sẻ, khi tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có chỉ số PSA toàn phần (Prostate Specific Antigen) trong máu. Đây là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, chỉ số này tăng cao khi người bệnh mắc ung thư tuyến tiền liệt. Kể từ khi xuất hiện vào những năm 80 cho đến nay, chính nhờ chỉ số PSA này, rất nhiều trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị thành công, giảm tỉ lệ tử vong. Nếu trước những năm 80, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lư gây tử vong hàng đầu ở nam giới th́ nay đă lùi xuống hàng thứ tư.
Tuy nhiên, cần lưu ư rằng, chỉ số PSA toàn phần cũng tăng cao nếu người bệnh xuất hiện các vấn đề khác như tăng sinh tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, lao tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu... hoặc vừa trải qua thăm khám trực tràng, quan hệ t́nh dục. Do đó, để tầm soát chính xác, bác sĩ sẽ kiểm tra thêm chỉ số PSA tự do. Chỉ số này càng thấp, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt càng cao. Dựa trên kết quả tầm soát nguy cơ bệnh lư, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt khác như sinh thiết, chụp MRI...
"Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lư có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. V́ vậy, để giảm nguy cơ tử vong, nâng cao chất lượng cuộc sống, nam giới nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt sớm và định kỳ, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đ́nh mắc bệnh", bác sĩ Chuyên khuyến cáo.