Quỹ tài sản có chủ quyền Na Uy, quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, vừa báo lỗ 1.680 tỷ Norwegian kroner (tương đương 174 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay.
Theo đó, quỹ quản lư tài sản 1.300 tỷ USD này đă lỗ 14,4% trong nửa đầu năm nay khi thị trường cổ phiếu và trái phiếu biến động dữ dội trong bối cảnh lo ngại suy thoái toàn cầu và lạm phát tăng vọt.
Quỹ quản lư tài sản có chủ quyền lớn nhất thế giới báo lỗ 174 tỷ USD do biến động của thị trường chứng khoán (Ảnh: Bloomberg).
Tuy nhiên, theo Norges Bank - ngân hàng trung ương Na Uy, lợi nhuận của quỹ vẫn cao hơn 1,14 điểm phần trăm so với lợi nhuận chung của chỉ số chuẩn, tương đương 156 tỷ kroner.
"Đặc trưng của thị trường hiện nay là việc tăng lăi suất, lạm phát cao và chiến sự ở châu Âu. Đầu tư cổ phiếu giảm 17%. Các cổ phiếu công nghệ có hiệu suất đặc biệt kém với mức lợi nhuận giảm 28%", ông Nicolai Tangen - CEO của Norges Bank Investment Management, cơ quan quản lư quỹ cho biết.
Lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu của quỹ giảm 17% trong khi các khoản đầu tư có thu nhập cố định và cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo chưa niêm yết giảm lần lượt 9,3% và 13,3%.
Trữ lượng dầu khí ở Biển Bắc của Na Uy là nền tảng cho sự giàu có của quỹ này. Năng lượng cũng là lĩnh vực duy nhất không có lợi nhuận âm sau khi quỹ đầu tư mạnh vào điện gió trong những năm gần đây.
Ông Tangen cho biết, trong nửa đầu năm nay, lĩnh vực năng lượng đạt lợi nhuận 13% nhờ giá dầu, khí đốt và các sản phẩm chưng cất tăng mạnh.
Nói với CNBC, nhà phân tích Matthew Oxenford của Economist Intelligence Unit cho rằng, hiệu suất của NBIM (Norges Bank Investment Management) là "triệu chứng" của một xu hướng lớn hơn đang xảy ra với hầu hết quỹ đầu tư lớn.
"Nửa đầu năm nay chứng kiến sự biến động đáng kể của thị trường tài chính toàn cầu và hầu hết các quỹ đều bị sụt giảm về giá trị", ông Oxenford cho biết.
"Trên toàn cầu, sự sụt giảm này được thúc đẩy bởi việc mạnh tay thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương, dẫn đến sự sụt giảm mạnh về đầu tư vào các công ty đang phát triển nhanh trong các lĩnh vực tăng trưởng cao như công nghệ", ông nói thêm.
Mức thua lỗ này trùng với thời điểm thị trường chứng khoán Mỹ trải qua nửa đầu năm 2022 tồi tệ nhất kể từ những năm 1970. Theo đó, chỉ số Dow Jones giảm hơn 15% trong 6 tháng đầu năm, chỉ số S&P 500 giảm hơn 20% và Nasdaq Composite giảm gần 30%.