Có rất nhiều quan niệm về việc chữa bệnh ung thư, trong đó không thể không kể đến việc ăn gạo lứt chữa ung thư. Liệu có phải như vậy hay không, cùng đi tìm hiểu nhé.Gạo lứt hay còn được biết đến với tên gọi là gạo rằn hay gạo lật. Đây là một loại ngũ cốc nguyên hạt chỉ được xay sơ qua để loại bỏ vỏ trấu và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài, cũng chính vì thế mà thành phần dinh dưỡng của gạo lứt cao hơn gạo thường, thường có màu trắng ngà, đỏ hoặc đen.
Người bị ung thư có nên ăn gạo lứt không?
Gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao và đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của người bệnh như:
Tăng cường miễn dịch
Gạo lứt có chứa một lượng đáng kể carbohydrate, protein, lipit, vitamin và cả khoáng chất giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, gạo lứt còn giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào gốc tự do, cải thiện tình trạng lão hóa thông qua các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm này.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Gạo lứt là một trong những loại giàu chất xơ, làm giảm hàm lượng cholesterol xấu có trong máu, hạn chế nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, hợp chất lignans có tác dụng trong việc kiểm soát hoạt động của hệ tim mạch, giảm lượng chất béo trong máu, bảo vệ động mạch và nhiều lợi ích khác có thể tìm trong gạo lứt.
Làm chậm sự phát triển của ung thư
Gạo lứt chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh như flavonoid, axit phytic, polyphenol...ngăn ngừa tổn thương tế vào do gốc tự do, hỗ trợ làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Không chỉ vậy, những người bị ung thư sau khi kết thúc điều trị cũng có thể ăn gạo lứt để tránh bệnh tái phát.
Kiểm soát lượng đường trong cơ thể
Với chỉ số đường huyết thấp, chứa nhiều chất xơ và magie, gạo lứt giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2.
Qua những lợi ích mà gạo lứt mang lại trên đây, thì không chỉ những người bị ung thư mà những người bình thường cũng nên bổ sung nguồn thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, như đã nói trên, gạo lứt chỉ có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư chứ hoàn toàn không thể chữa bệnh ung thư như lời đồn. Bạn không nên tin vào các nguồn tin thần thánh hóa gạo lứt như vậy.
Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt
- Gạo lứt rất cứng so với các loại gạo thông thường, và lớpcám bên ngoài có nguy cơchứa asen và các loại độc tốkhác nếu điều kiện môi trường không đảm bảo. Vì thế cần sơ chế cẩn thận để đảm bảo sức khỏe. Trước khi nấu, bạn nên ngâm gạo lứt với nước ấm từ 45 phút - 2 tiếng để gạo mau chín, loại bỏ các độc tố bên ngoài.
- Không nên lạm dụng gạo lứt quá nhiều, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn từ 2-3 lần như một loại thực phẩm chức năng và phối hợp với các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng.
- Những trẻ em đang tuổi lớn, phụ nữ mang thai hay người có thể trạng yếu, gầy gò không nên ăn gạo lứt thường xuyên vì có thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng gây nguy hại đến sức khỏe.
|