Cha mẹ thông minh hiểu rơ nhiều hành vi xấu sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ phát triển tư duy, nhận thức và trí tuệ cảm xúc.
1. Trả lời thay con: Nhiều cha mẹ có thói quen trả lời thay con trong mọi t́nh huống. Họ lo ngại trẻ nhỏ không biết ứng xử nên chọn cách trả lời thay để tránh gặp rắc rối. Tuy nhiên, hành động này ảnh hưởng xấu đến sự tự tin, ḷng tự trọng của trẻ. Cha mẹ thông minh không bao giờ đỡ lời cho con. Thay vào đó, họ khuyến khích trẻ nói ra suy nghĩ, ư kiến của ḿnh. Việc này giúp các em h́nh thành thói quen tư duy, nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử.
2. Soi mói những điều trẻ làm sai: Cha mẹ thông minh biết cách chấp nhận sai lầm của con và dạy con bài học từ điều đó. Ngoài ra, họ thường ghi nhận, đánh giá cao điều trẻ làm tốt. Các chuyên gia tâm lư khuyên cha mẹ không nên để ư, nói quá nhiều về điều trẻ làm sai, đặc biệt ở trước mặt người ngoài. Nếu điều này lặp đi lặp lại liên tục, ḷng tự trọng của trẻ bị tổn thương. H́nh ảnh cha mẹ trong ḷng trẻ cũng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Ảnh: FirstCry Parenting.
dieu cha me thong minh khong lam anh 3
3. So sánh: Cha mẹ có thói quen so sánh con với đứa trẻ khác và cho rằng nó tạo động lực để con cố gắng hơn. Thực tế, cách làm này phản tác dụng. Theo Today’s Parent, các nhà nghiên cứu tại Mỹ từng chỉ ra điểm số, thành tích của trẻ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi niềm tin từ cha mẹ. Những đứa trẻ ít bị so sánh có xu hướng tự tin, học tập tốt hơn. Cha mẹ thông minh nên học cách chấp nhận ưu, nhược điểm của con. Nếu trẻ c̣n thiếu sót, phụ huynh nên đóng đóng vai tṛ dẫn dắt, giúp con t́m giải pháp để cải thiện bản thân.
4. Áp đặt sở thích cho trẻ: Nhiều cha mẹ coi việc xây dựng sở thích tốt từ sớm là nền tảng để con theo đuổi nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, xây dựng sở thích hoàn toàn khác với áp đặt, ép buộc - điều mà nhiều người đang làm với con cái. Việc ép con phải theo đuổi sở thích, nghề nghiệp không muốn sẽ gây ra nhiều vấn đề như trẻ phản kháng, ghét bỏ lĩnh vực đó, thậm chí chán nản, không c̣n hứng thú với việc học tập. Với trường hợp này, cha mẹ nên cho con cơ hội tự quyết định sở thích và theo đuổi lĩnh vực mong muốn.
5. Cấm con bộc lộ cảm xúc: Nhiều cha mẹ khi thấy con khóc, tức giận sẽ có phản xạ đầu tiên là bắt con nín. Điều này không tốt cho trẻ, nhất là những trẻ trong giai đoạn nhận biết cảm xúc. Cha mẹ tinh tế nên giúp con nhận biết từng loại cảm xúc, đồng thời dạy con cách quản lư tâm trạng. Khi trẻ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, người lớn nên cho lời khuyên hoặc lắng nghe tiếng ḷng của trẻ.
6. Coi thường con: Người lớn có xu hướng cho rằng trẻ con không biết ǵ và tỏ ra coi nhẹ những điều trẻ nói. Những suy nghĩ độc hại này của cha mẹ gây tổn thương ḷng tự trọng, khiến trẻ mất đi sự tự tin, đồng thời làm rạn nứt mối quan hệ cha mẹ, con cái. Cha mẹ thông minh nên hiểu mỗi đứa trẻ có điểm mạnh riêng. Họ cần khoan dung, ghi nhận nỗ lực của con để trẻ tin tưởng hơn vào bản thân, biết làm chủ cuộc đời.
7. Bao bọc con quá mức: Nghiên cứu năm 2016 của ĐH Florida (Mỹ) cho thấy những đứa trẻ được bao bọc quá mức có khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe do các em không biết cách tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, những đứa trẻ này cũng dễ gặp vấn đề tâm lư, t́nh cảm, mất đi khả năng tự điều chỉnh, kiểm soát bản thân. Để tránh t́nh trạng trên, cha mẹ nên tạo cho con không gian để tự học hỏi, xây dựng kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
|