Nếu bạn thấy xuất hiện bất thường ở móng như lơm móng, nứt móng, móng tách khỏi ngón tay hoặc ngón chân… có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh vảy nến móng.
Vảy nến là một bệnh lư tự miễn gây viêm, các tế bào da tăng sinh nhanh chóng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có móng tay và móng chân. Một người mắc bệnh vảy nến hiếm khi chỉ xuất hiện bất thường ở móng mà sẽ đồng thời xuất hiện thêm các triệu chứng ở da, khớp... Vảy nến móng là một t́nh trạng phổ biến, khoảng 50% người bệnh vảy nến xuất hiện t́nh trạng này, thường gặp ở móng tay hơn móng chân.
Vảy nến làm đổi màu da dưới móng. Ảnh: Shutterstock
Móng được cấu tạo từ tổ hợp nhiều lớp đạm cứng keratin. Nhờ cấu trúc chặt chẽ của lớp keratin này mà móng được xem là một trong những bộ phận rắn chắc nhất trên cơ thể người, bên cạnh xương và răng. Khi bệnh vảy nến tấn công, lớp keratin bị hao ṃn, làm cho móng lơm xuống nông hoặc sâu theo h́nh chấm tṛn nhỏ. Cấu trúc móng bị tổn thương dẫn đến t́nh trạng móng trở nên mỏng hơn và bắt đầu nứt ra. Trong một số trường hợp, móng sẽ tách khỏi phần thịt ngón. Lúc này, vi khuẩn có thể xâm nhập vào khoảng trống giữa da và móng, gây nhiễm trùng. Màu da bên dưới lớp móng thay đổi, xuất hiện những mảng hoặc đốm màu đỏ, vàng, hồng hoặc nâu. Ngoài ra, c̣n có các triệu chứng khác như khô móng, đốm máu dưới móng... Những triệu chứng này có thể gây đau và ảnh hưởng đến khả năng đi đứng hoặc sử dụng tay của người bệnh.
Vảy nến móng là một bệnh lư mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị tập trung vào kiểm soát triệu chứng bệnh, bao gồm:
Thuốc bôi tại chỗ dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ thường được ưu tiên sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Các loại thuốc bôi này chứa corticosteroid, tazarotene, vitamin D, anthralin... Trong đó, corticosteroid hoặc tazarotene giúp giảm triệu chứng trên móng; vitamin D hoặc anthralin có tác dụng giảm viêm, giảm t́nh trạng tăng sinh tế bào da. Các loại thuốc này có thể được chỉ định dùng riêng lẻ hoặc kết hợp để tăng hiệu quả điều trị. Thông thường, người bệnh sẽ cần bôi thuốc 2 lần/ngày và nhận thấy cải thiện sau 4 - 6 tháng.
Tiêm thuốc vào vùng da xung quanh móng tay, móng chân nếu bệnh phát triển. Giữa 2 lần tiêm thuốc thường cách nhau vài tháng.
Thuốc uống thường được kê đơn trong trường hợp thuốc bôi không phát huy hiệu quả điều trị hoặc vảy nến móng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thuốc uống không tác dụng riêng biệt lên móng mà sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người bệnh.
Quang trị liệu sử dụng tia cực tím hoặc laser rọi vào ngón tay hoặc ngón chân mắc bệnh nhằm làm chậm quá tŕnh phát triển của tế bào da, diệt vi khuẩn gây viêm... từ đó giảm triệu chứng nứt tách, đổi màu móng...
Bên cạnh các chỉ định của bác sĩ, để kiểm soát tốt bệnh vảy nến móng, người bệnh cũng nên thực hiện thói quen chăm sóc móng cẩn thận và dinh dưỡng hợp lư.
Trong chăm sóc móng,người bệnh nên giữ vệ sinh tay chân và móng để tránh nhiễm trùng; dưỡng ẩm cho móng và vùng da xung quanh nhằm hạn chế móng mọc ngược; cắt móng gọn gàng để tránh t́nh trạng bật găy móng, ngăn không cho vi khuẩn tích tụ; bảo vệ móng bằng cách đeo dụng cụ bảo hộ, găng tay khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất hoặc chơi thể thao...
Đối với chế độ dinh dưỡng, cần tăng cường nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ, vitamin A, vitamin B, vitamin C như rau củ, trái cây; bổ sung omega 3 và kẽm có nhiều trong cá thu, cá hồi... Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường, chất béo như sữa bơ, socola...; giảm khẩu phần protein, thường có nhiều trong tôm, gà, xúc xích, trứng...
VietBF©sưu tập