Virus đậu mùa khỉ có nhiều đột biến, bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhóm dễ tổn thương có thể tử vong.
Ngày 28/7, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế cộng đồng, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm, nếu không kiểm soát tốt, bệnh sẽ âm thầm lây lan trong cộng đồng và bùng thành dịch lớn, kéo theo số ca mắc mới, ca nặng và tử vong tăng. Từ đó, dẫn tới nhiều hệ lụy.
Cụ thể, số ca mắc lớn sẽ khiến phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch phải đối mặt với nguy cơ trở nặng và tử vong. Ngoài ra, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng như nhiễm trùng thứ phát, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm năo và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực.
"Dịch bệnh giống như vực sâu. Nếu chúng ta biết vị trí của nó mà rào chắn lại th́ sẽ hạn chế tối đa tai nạn xảy ra", ông Dũng nói.
Đặc biệt, theo phó giáo sư Dũng, vật chủ ban đầu và chủ yếu của bệnh đậu mùa khỉ là động vật gặm nhấm (sóc, chuột) và linh trưởng (khỉ) ở châu Phi. Sau đó, virus đă tấn công sang người - vật chủ mới. Tại châu Âu - địa bàn mới của bệnh, virus lây truyền chủ yếu từ người sang người. Con người trở thành mầm bệnh và đường lây truyền chính, nhưng hiện con người vẫn là vật chủ lạ nên virus chưa gây nhiều hậu quả nặng nề.
Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể lây ngược từ người sang động vật. Trong khi đó, dịch bệnh ở động vật rất khó triệt tiêu, khu vực đó sẽ trở thành vùng dịch lưu hành, giống như châu Phi hiện nay. V́ vậy, ngay từ đầu, các quốc gia cần phát hiện ca bệnh, khoanh vùng và dập dịch sớm, tránh bệnh mới trở thành bệnh lưu hành.
Ḷng bàn tay một người bị đậu mùa khỉ. Ảnh: CDC
Bên cạnh đó, thế giới hiện ghi nhận hơn 50 đột biến của virus đậu mùa khỉ. Chuyên gia lo ngại nếu không dập được dịch, virus sẽ tăng đột biến, tạo ra các biến chủng mới nguy hiểm hơn, khiến bệnh nặng và lây lan nhanh hơn. Trong khi đó, nhân loại chưa có vaccine riêng cho đậu mùa khỉ, nguồn vaccine của bệnh đậu mùa (được cho là hiệu quả với đậu mùa khỉ) khá hạn chế.
Cùng quan điểm, Phó giáo sư Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự pḥng (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh đậu mùa khỉ. Việc điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết loét. Thông thường, người bệnh sẽ tự khỏi sau vài tuần, song tỷ lệ tử vong ở bệnh này vẫn ở mức 6-16%. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, đậu mùa khỉ có giai đoạn ủ bệnh từ 5-21 ngày nhưng không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài, rất khó để người dân nhận biết và đi khám. Trong khi đó, thời gian lây truyền từ người bệnh sang người lành kéo dài 2-4 tuần (từ khi có triệu chứng phát ban trên da đến khi vết thương lành hoàn toàn).
Thêm nữa, việc chẩn đoán một người có bị đậu mùa khỉ hay không cũng tốn thời gian để làm hai xét nghiệm PCR t́m chủng virus, hoặc giải tŕnh tự gene virus, ông Dũng cho hay. Việc kết quả xét nghiệm khẳng định chậm có thể dẫn đến chậm điều trị, gây nguy cơ biến chứng.
Đậu mùa khỉ có họ tương đương với đậu mùa - căn bệnh từng gây ra dịch bệnh lớn với số ca tử vong cao. Tuy nhiên, độc lực của đậu mùa khỉ nhẹ hơn. Triệu chứng của đậu mùa khỉ tương tự bệnh đậu mùa, với các triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban (có thể nh́n giống như mụn nước) xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
Ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đậu mùa khỉ là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu trong bối cảnh thế giới ghi nhận hơn 17 ngh́n ca mắc tại trên 70 quốc gia. Tuy nhiên, WHO cũng khẳng định chưa cần tiêm đại trà vaccine ngừa đậu mùa khỉ, bệnh này không lây qua đường không khí và phần lớn người bệnh sẽ tự khỏi trong vài tuần.
Việt Nam hiện chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, song có nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập, do sự mở cửa, giao thương đă b́nh thường trở lại.