Gội đầu là việc vệ sinh thường xuyên, nhất là đối với nữ giới. Tuy nhiên, nếu thời điểm gội đầu không thích hợp có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Y học cổ truyền cho rằng khu vực đầu chính là “nơi hội tụ của dương” và “chỗ ở của thần minh”, chính v́ vậy phần đầu có quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác của cơ thể, tất cả các cơ quan khác đều có trách nhiệm nuôi dưỡng nó. Hơn nữa, đầu là nơi chứa nhiều hệ thần kinh, tác động trực tiếp đến bộ năo.
Chúng ta không nên cào cấu da đầu quá mạnh, không nên dùng nước quá nóng, không nên lau tóc quá mạnh khi gội đầu.
Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe cũng cảnh báo về những thời điểm không được gội đầu v́ nó sẽ tổn hại rất lớn đến cơ thể, thậm chí đă có nhiều trường hợp đột quỵ v́ phạm phải sai lầm.
1. Gội đầu buổi sáng
Nhiều người có thói quen gội đầu buổi sáng trước khi đi làm nhưng đó không hẳn là thời điểm tốt cho sức khỏe. Vào buổi sáng, cơ thể mới vừa ngủ dậy nên các chức năng vẫn chưa thể linh hoạt, thông máu cũng vậy.
Hơn nữa, thời điểm gội đầu này dễ gặp phải gió độc sẽ gây nhức đầu chóng mặt do có lực tác động mạnh vào da đầu và hệ thống thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nặng hơn sẽ bị đột quỵ..
Nếu muốn gội đầu buổi sáng, hăy đợi khoảng 30 phút sau khi ngủ dậy và nên gội bằng nước ấm và sấy khô ngay sau khi gội đầu xong.
2. Trong kỳ kinh nguyệt
Nên hạn chế gội đầu khi bạn đến kỳ bởi thời điểm này sức đề kháng của cơ thể c̣n yếu, dẫn tới việc mệt mỏi khi nước lạnh ngấm vào.
Hơn nữa, nhiều phụ nữ c̣n chia sẻ rằng gội đầu trong ngày đèn đỏ khiến tóc họ lâu hơn so với b́nh thường và gây nặng nề ở vùng đầu.
3. Sau khi uống rượu
Nếu bạn gội đầu ngay lập tức sau khi uống rượu dù nước nóng hay lạnh đều gây hại cơ thể. Gội đầu nước nóng sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể không tản ra được, khiến say càng say hơn.
Nếu nước lạnh gặp nhiệt độ cao khi uống rượu sẽ làm cho cơ thể sốc nhiệt dễ gây cảm lạnh, thậm chí là đột tử.
4. Gội khi quá đói hoặc quá no
Đây cũng là khoảng thời gian được cho là không nên gội đầu bởi rất có thể sẽ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như: đau bụng, đau dạ dày, chóng mặt, buồn nôn, hay nghiêm trọng hơn đến sức khỏe cũng như tính mạng của con người.
5. Gội đầu ngay sau khi ăn tối
Sau khi ăn tối, lưu lượng thức ăn trong dạ dày c̣n đầy, do đó tắm gội ngay sau khi ăn sẽ ảnh hưởng đến quá tŕnh tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Đối với người bị bệnh tim mạch, gội đầu ngay sau bữa ăn có thể gây thiếu máu cục bộ tim, gây các bệnh tim mạch và mạch máu năo.
6. Gội đầu ngay sau khi tập thể dục
Sau khi tập thể dục, bơi lội và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bạn nên tránh gội đầu ngay. Hăy dành thời gian nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi và cơ thể trở lại trạng thái b́nh thường mới được tắm gội.
7. Gội đầu vào đêm khuya
Nhiều chị than đau đầu, tiền đ́nh, đầu óc lúc nào cũng quay cuồng bởi chứng đau đầu kinh niên mà không biết nguyên do từ đâu. Và trong nhiều trường hợp, chính thói quen gội đầu vào đêm khuya và không sấy tóc khô trước khi đi ngủ là nguyên nhân của t́nh trạng này. Việc để tóc c̣n ẩm đi ngủ sẽ cản trở lưu thông máu, dẫn đến chứng đau đầu kinh niên. Đây chính là lư do các chị em hay bị đau nửa đầu, đau mảng đầu vào sáng hôm sau. Nếu để t́nh trạng này diễn ra liên tục sẽ dẫn đến t́nh trạng đau đầu kinh niên rất khó chữa khỏi.
8. Gội đầu khi đang bị sốt
Gội đầu khi đang bị sốt rất dễ bị lạnh đầu và làm cho t́nh trạng bệnh càng nặng thêm, đặc biệt là với trẻ nhỏ, người già v́ sức đề kháng cơ thể yếu.
Nên gội đầu trước hay sau khi tắm là tốt nhất?
Gội đầu trước hay sau khi tắm là việc ít người quan tâm, nhưng thực tế nó tác động không nhỏ đến sức khỏe.
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng: Gội đầu sau khi tắm là an toàn nhất.
Gội đầu trước khi tắm khiến cơ thể chưa kịp làm quen với nhiệt độ nước và gây ra một số phản ứng, nếu tắm nước lạnh việc này sẽ gây co thành mạch máu, làm cho mạch máu trở nên đông lại và dễ tổn thương.
C̣n nếu tắm nước nóng có thể gây ra sự thay đổi đột ngột trong huyết áp, nhiệt có thể gây giăn mạch. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người khỏe mạnh, mà đặc biệt nguy hại cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, mạch máu hẹp...