Bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi và phù phổi là những nguyên nhân gây nên t́nh trạng khó thở kịch phát về đêm.
Khó thở kịch phát về đêm (paroxysmal nocturnal dyspne - PND) là cơn khó thở xảy ra đột ngột trong lúc ngủ. Chúng khiến cơ thể buộc phải thức dậy hoặc ho, thở hổn hển. Theo Quỹ Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ), t́nh trạng này khác với chứng khó thở v́ chúng không xảy ra vào ban ngày hoặc khi con người hoạt động gắng sức. Theo các nhà khoa học ghi nhận, t́nh trạng khó thở kịch phát về đêm thường xảy ra 1-2 giờ sau khi cơ thể đi vào giấc ngủ, sẽ cải thiện khi thức dậy hoặc ngồi dậy. Dưới đây là những nguyên nhân gây nên t́nh trạng khó thở kịch phát về đêm.
Suy tim
Chất lỏng có xu hướng chuyển từ các mô vào huyết tương, làm tăng thể tích huyết tương. Người bị suy tim khi nằm xuống sẽ gây ra sự thay đổi chất nhầy trong cơ thể. Ở những người b́nh thường, sự thay đổi này ít gây ảnh hưởng. Nhưng ở những người bị suy tim, tâm thất trái sẽ không thể bơm khối lượng bổ sung, từ đó gây khó thở do chất nhầy tích tụ trong lồng ngực, đến khó thở kịch phát về đêm.
Bệnh hen suyễn
Đường thở của người mắc bệnh hen suyễn sẽ hẹp đi theo thời gian v́ đường dẫn khí của phổi bị sưng lên. Nếu phổi bị tắc nghẽn, họ có thể bị lên cơn hen suyễn, dẫn đến t́nh trạng khó thở kịch phát về đêm. Những người bị hen suyễn thường bị khó thở về đêm do tư thế ngủ gây áp lực lên cơ hoành khiến chất nhầy tích tụ trong cổ họng, gây ho, khó thở. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể khó thở kịch phát về đêm do môi trường ngủ tồn tại chất gây dị ứng như bụi, nấm mốc và lông thú cưng... làm kích hoạt cơn hen.
Khó thở kịch phát về đêm khiến con người gặp trở ngại trong lúc ngủ. Ảnh: Freepik
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo các chuyên gia y tế, t́nh trạng khó thở kịch phát về đêm có thể là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ở bệnh nhân COPD, các túi khí của phổi bị tổn thương, các ống thở bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc thở đúng cách. Về lâu dài, người bệnh sẽ khó thở kèm các triệu chứng như thở kḥ khè, ho hoặc có nhiều chất nhầy trong cổ họng, tức ngực. Ngoài ra, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể gây ra COPD.
Viêm phổi
Khó thở là một trong những triệu chứng chính của bệnh viêm phổi ở người lớn tuổi, kèm theo sốt, ho và đau ngực. Theo các nhà khoa học, căn bệnh này có thể bắt nguồn từ virus, vi khuẩn hoặc nấm.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Theo các chuyên gia y tế, một nửa số người bị suy tim sung huyết có thể phát triển dạng ngưng thở khi ngủ và họ đều trải qua cảm giác khó thở kịch phát về đêm. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể bị ngáy, khó ngủ, thức dậy với miệng khô hoặc đau họng, mệt mỏi vào ban ngày. Ở những người bị suy tim mất bù, ngưng thở khi ngủ c̣n có thể làm tăng nguy cơ mắc phải t́nh trạng khó thở kịch phát về đêm.
Cách giảm thiểu và ngăn ngừa cơn khó thở kịch phát về đêm
Theo các chuyên gia y tế, t́nh trạng khó thở kịch phát về đêm có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống thích hợp, tập thể dục thường xuyên và sống lành mạnh. Dưới đây là những thay đổi có lợi cho người bệnh:
Tránh thuốc lá và rượu: Những người bị suy tim hoặc bệnh về đường hô hấp thường được khuyến cáo nên bỏ thuốc lá, tránh rượu. Bởi thuốc lá, rượu chính là hai nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ.
Tuân theo một lịch tŕnh ngủ đều đặn: Mỗi người cần xây dựng thói quen đi ngủ, thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Tạo một lịch tŕnh ngủ cho phép ngủ ít nhất bảy giờ mỗi đêm sẽ giúp ngăn ngừa các cơn khó thở xuất hiện.
Tăng hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện chức năng phổi, giúp kiểm soát các triệu chứng suy tim, cải thiện giấc ngủ. Một số bài tập nhẹ nhàng cho người mới bắt đầu như đi bộ, yoga, đạp xe,...
Cải thiện chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không lành mạnh có liên quan đến chức năng phổi, giấc ngủ. Do đó, các chuyên gia y tế thường khuyến khích mỗi người nên tiêu thụ nhiều trái cây, rau, đậu, các loại hạt, dầu ô liu nguyên chất, với một lượng cá, hải sản vừa phải. Lượng muối thấp hơn cũng có thể được khuyến khích cho những người bị suy tim.
Nâng cao lồng ngực khi ngủ: Người mắc các bệnh về phổi hoặc thường xuyên khó thở nên kê cao ngực trong khi ngủ bằng cách chụm gối hoặc sử dụng nệm điều chỉnh. Cách làm này sẽ giúp ngăn chất nhầy di chuyển đến ngực, xung quanh phổi.