Mỗi năm có khoảng 60.000 - 70.000 người bị chết do mắc căn bệnh này, phần lớn đều sống ở các nước có khí hậu nhiệt đới.
Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới, đây là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương. Mỗi năm có khoảng 10 triệu người bị động vật cắn phải được điều trị bằng vaccine pḥng dại. Trong đó, số ca tử vong do mắc bệnh này lên đến 60.000 - 70.000 người. Theo thống kê, căn bệnh này 95% xuất hiện ở những nơi có khi hậu nhiệt đới như Châu Mỹ La tinh, Châu Phi và Châu Á.
Tại các nước Đông Nam Á, tỷ lệ tử vong v́ bệnh dại chiếm 80% trên toàn thế giới. Mặc dù vaccine pḥng dại cho vật nuôi đă ra đời từ năm 1920 nhưng cho đến ngày nay, bệnh dại vẫn lưu hành tại các nước ít phát triển, trong đó có Việt Nam.
Người mắc bệnh dại có tỷ lệ tử vong lên đến 100% (Ảnh: Shutter Stock)
Bệnh dại truyền từ động vật sang người như thế nào?
Bệnh dại lây từ đường nước bọt của động vật bị dại, thường là qua vết cắn. Đôi khi, virus bệnh dại cũng có thể xâm nhập qua vết trầy da hoặc qua niêm mạc mắt, mũi hoặc miệng. Động vật có máu nóng, đặc biệt là chó thường là ổ chứa virus bệnh dại. Tại Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu chiếm 96-97%. Ngoài ra, virus này cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus này di chuyển từ vị trí xâm nhập thông qua các dây thần kinh ngoại vi đến tủy sống (hoặc đến thân năo khi bị cắn ở mặt), rồi đến năo rồi dần dần lan từ hệ thần kinh trung ương qua các dây thần kinh ngoại biên đến các bộ phận khác của cơ thể.
Thời gian ủ bệnh và triệu chứng
Thời gian tính từ khi mắc bệnh dại đến khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào số lượng virus, t́nh trạng vết thương và khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương. Vết thương càng gần năo như mặt, cổ, đầu,...th́ thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Theo WebMD, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 10 ngày đến 3 tháng. Đôi khi cũng có những trường hợp ủ bệnh dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm nhưng vô cùng hiếm. Mỗi ngày, virus dại di chuyển "quăng đường" dài từ 12-24mm. Chỉ đến khi virus này "cập bến" năo bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rơ ràng. Một khi đă có biểu hiện của triệu chứng lâm sàng, nguy cơ tử vong của người mắc dại sẽ lên tới 100%.
Triệu chứng của bệnh dại thường được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn tiền triệu chứng (1- 4 ngày): Có cảm giác sợ hăi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.
- Giai đoạn viêm năo: Người bệnh sẽ mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, c̣n có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giăn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vă mồ hôi, hạ huyết áp,...
Bệnh dại khi phát sẽ có 2 thể chính bao gồm thể viêm năo và thể liệt. Thể viêm năo sẽ khiến người mắc bệnh này bị tăng động, bồn chồn, lú lẫn, kích động,...c̣n thể liệt sẽ khiến người bệnh liệt tứ chi. Dù thời gian ủ bệnh khá lâu nhưng khi đă phát hiện triệu chứng, người bệnh có thể tử vong chỉ trong khoảng 2-6 ngày do suy tim, phổi hoặc liệt cơ hô hấp.
Phương thức pḥng ngừa bệnh dại
Theo WHO, hiện không có cách điều trị hiệu quả cho bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể pḥng ngừa được bằng cách tiêm vaccine pḥng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.
Ngay khi nghi bị động vật có virus dại cắn, người bệnh nên b́nh tĩnh thực hiện sơ cứu nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào hệ thần kinh trung ương, giảm nguy cơ tử vong. Người bệnh cần rửa sạch nhiều lần vết thương (tối thiểu 15 phút bằng nước, xà bông, povidone iodine) và điều trị tại chỗ vết thương càng sớm càng tốt; tiêm vaccine pḥng dại liều mạnh, sử dụng globulin miễn dịch pḥng bệnh dại (RIG) theo chỉ định của bác sĩ.
VietBF @ Sưu tầm