Theo như sự t́m hiểu của nhiều báo giới cho rằng, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sắp tới do tư tưởng bài ngoại, hạn chế di dân của bà sẽ khiến cho di dân ở Pháp trở nên khó sống hơn, khiến nhiều cử tri Pháp gốc Việt bày tỏ lo ngại với bà này.
Bà Marine Le Pen trong cuộc tranh luận với ông Emmanuel Macron vào tối ngày 20/4
Cuộc bầu cử ṿng 2 vào ngày 24/4 sẽ quyết định ai là tổng thống Pháp trong 5 năm tới giữa hai ứng cử viên là tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron và lănh đạo đảng Tập hợp Dân tộc Marine Le Pen.
Mặc dù ông Macron được dự báo sẽ giành chiến thắng nhưng sự bám đuổi sát nút của bà Le Pen, người có tư tưởng đặt nước Pháp lên trên hết với việc giảm vai tṛ của Pháp trong các định chế như EU và NATO và có chủ trương thân Nga, đă khiến cho Mỹ và các nước châu Âu lo ngại.
‘Ưu tiên người Pháp’
Từ vùng ngoại ô Champigny sur Marne của thủ đô Paris, ông Đỗ Tre, 63 tuổi và sống ở Pháp đă được 35 năm, nói với VOA: “Gia đ́nh chúng tôi từ lâu đă không ủng hộ bà Le Pen v́ bà ấy là người cực hữu.”
“Những chương tŕnh tranh cử mà bà ấy đưa ra cho kỳ này cũng giống như lần trước thôi (cuộc bầu cử năm 2017), chủ yếu là thuận lợi cho người chính gốc Pháp,” ông nói thêm.
Ông cũng cho biết là ‘phần đông người Việt ở Pháp cũng có suy nghĩ giống ông’. “Chúng tôi là người ngoại quốc sang đây sinh sống chẳng qua cũng nhờ các chương tŕnh xă hội, chăm sóc y tế, trong khi bà ấy bài bác những người thuộc sắc tộc khác người Pháp,” ông nói.
Theo giải thích của ông Đỗ Tre th́ chủ trương bài ngoại của đảng Tập hợp Dân tộc (RN) xuất phát từ việc ‘có những sắc tộc như người Islam (Hồi giáo) họ tạo ra cộng đồng riêng, sống theo lối của họ, không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ, văn hóa, của người Pháp nên sinh ra bất b́nh’.
Bà Le Pen khẳng định chính sách của bà sẽ là ‘ưu tiên người Pháp’ về phương diện việc làm, trợ cấp và nhà ở xă hội và dự kiến tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư đế xác lập nguyên tắc này. Tuy nhiên, nguyên tắc ‘ưu tiên người Pháp’ này đă bị chỉ trích là đi ngược lại Hiến pháp.
Từ Salon de Provence, một thành phố nhỏ cách Marseille khoảng 30km, anh Nguyễn Thanh Tùng, người sống ở Pháp được 18 năm và hiện đang làm việc ở nhà hàng, nói với VOA anh sẽ ‘bỏ phiếu cho ông Macron’ vào ngày 24/4 tới.
“Bà Marine Le Pen mà lên làm tổng thống bà ấy sẽ ra luật siết về vấn đề di dân hay đối với những người nước ngoài có thẻ cư trú bên Pháp,” anh nói.
“Chẳng hạn giấy tờ nhập cư có những điều kiện xin ở lại được sẽ bị siết lại. Bà ấy sẽ trao quyền hạn nhiều hơn cho cảnh sát này kia,” anh Tùng đơn cử.
Cương lĩnh tranh cử của bà Le Pen đặt nặng vào việc dùng nhà tù để trừng phạt mọi tội phạm, chủ trương đóng cửa biên giới.
Chính sách kinh tế ‘mị dân’
Về đường lối kinh tế, trước t́nh h́nh lạm phát tăng cao tác động đến mọi mặt đời sống người dân, bà Le Pen chủ trương giảm thuế năng lượng, xăng dầu, bỏ thuế đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm, ra khuyến dụ cho giới chủ để họ tăng lương nhân viên 10%, dựng các hàng rào bảo hộ để bảo vệ nền sản xuất Pháp. Khác với lần tranh cử 5 năm trước, lần này bà không đ̣i Pháp rút ra khỏi đồng tiền chung châu Âu.
Ngoài ra, bà cũng chống đối cấm vận dầu khí Nga do lo sợ điều này sẽ khiến người dân Pháp phải trả giá với giá xăng tăng cao.
Ông Tre cho rằng bà Le Pen ‘hứa hẹn rất nhiều điều tốt đẹp nhưng theo kinh nghiệm của tôi th́ càng hứa hẹn những điều tốt đẹp th́ sẽ không bao giờ xảy ra’.
Theo nhận định của ông th́ kinh tế Pháp ‘hiện nay không tŕ trệ dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19’. C̣n về lạm phát, ông nói ‘không chỉ ḿnh Pháp mà Mỹ và cả châu Âu đều bị ảnh hưởng’.
“Bà Le Pen hứa cho dân cái này cái nọ, nhưng tôi nghĩ lấy tiền ở đâu ra? Th́ cũng dân ḿnh đóng thuế lại thôi. Càng cho nhiều th́ càng đóng thuế nhiều,” ông phân tích.
Ông cho rằng những biện pháp kinh tế của bà Le Pen ‘chỉ có giá trị tức thời, về lâu dài sẽ có hậu quả’.
Nhật báo Le Monde phân tích rằng mặc dù biện pháp ngăn nhập cư của bà Le Pen có thể đem lại cho Pháp 16 tỉ euro nhưng nước Pháp sẽ bị thiếu nhân công, c̣n việc Pháp ra khỏi Liên minh châu Âu sẽ khiến Pháp gánh chịu lăi suất cho vay cao hơn trong khi các biện pháp bảo hộ bằng đánh thuế hàng hóa nhập khẩu sẽ khiến hàng hóa Pháp bị trả đũa.
Cùng ư kiến với ông Tre, anh Tùng ở Salon de Provence cho rằng chính sách kinh tế của bà Le Pen ‘chỉ để thu hút phiếu bầu’. “Cho cái này th́ sẽ bóp cổ cái khác,” anh nói.
‘Không nên tự cô lập’
Ông Tre cho rằng chủ trương nước Pháp trên hết của bà Marine Le Pen trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay là ‘sai đường hướng’.
“Đối diện với cuộc chiến ở Ukraine, nếu không đoàn kết, nếu không ḥa nhập th́ sẽ không có sức mạnh,” ông giải thích.
“Nước Pháp mà rút ra khỏi NATO hay EU sẽ bị cô lập và gặp khó khăn về kinh tế,” ông nói thêm. “Có bao nhiêu nước ở châu Âu hăng hái xin vào c̣n không được mà sao ḿnh lại rút ra?”
Về chủ trương thân Tổng thống Nga Vladimir Putin của bà Marine Le Pen, ông Tre cho rằng bà Le Pen ‘v́ quyền lợi cá nhân hơn là quyền lợi quốc gia’ do bà Le Pen được sự hậu thuẫn của Nga trong cuộc bầu cử.
Ông cho rằng nước Pháp nên hy sinh quyền lợi của ḿnh để tham gia cấm vận Nga với mục đích là ‘gây sức ép để Nga ngưng chiến tranh và không đi quá xa ở châu Âu’.