Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố. Đồng thời có bắt tạm giam về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước. Quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Theo thông tin từ Công an TP. HCM, bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971) trước đây từng có tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Ngoài quốc tịch Việt Nam, bà Hằng có thêm quốc tịch Cộng ḥa Cyprus (Cộng ḥa Síp).
Hiện cơ quan điều tra đang xác minh làm rơ nhiều vấn đề liên quan đến hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng, cùng một số cá nhân khác
Về hướng xử lư đối với người phạm tội có 2 quốc tịch, theo Luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội, Điều 5 BLHS 2015 sửa đổi quy định, mọi hành vi phạm tội trên lănh thổ Việt Nam sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để giải quyết.
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lănh thổ nước Cộng ḥa XHCN Việt Nam, thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lănh sự theo pháp luật Việt Nam, theo Điều ước quốc tế mà Cộng ḥa XHCN Việt Nam là thành viên, hoặc theo tập quán quốc tế th́ vấn đề trách nhiệm h́nh sự của họ được giải quyết theo quy định của Điều ước quốc tế, hoặc theo tập quán quốc tế đó.
Trường hợp Điều ước quốc tế đó không quy định, hoặc không có tập quán quốc tế th́ trách nhiệm h́nh sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Như vậy, người nước ngoài phạm tội trên lănh thổ Việt Nam chỉ được áp dụng Điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế khi họ thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, hoặc lănh sự theo pháp luật Việt Nam, theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hoặc theo tập quán quốc tế - Luật sư Hồng Vân nhận định.
Ngoài ra, người có 2 quốc tịch sinh sống trên lănh thổ Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ pháp lư như người có một quốc tịch. Với trường hợp người Việt Nam có 2 quốc tịch mà phạm tội trên lănh thổ Việt Nam, th́ nguyên tắc xử lư sẽ được các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam thực hiện như sau:
Do người phạm tội vẫn là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng BLHS Việt Nam để xử lư hành vi phạm tội. Nếu quốc gia mà người Việt Nam mang quốc tịch thứ 2 có áp dụng chế độ bảo hộ công dân và đồng thời Chính phủ nước đó có ư kiến can thiệp th́ lúc này sẽ áp dụng Khoản 2 Điều 5 BLHS để giải quyết.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố và bắt tạm giam theo tại Khoản 2 Điều 331 BLHS 2015 về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Nếu cơ quan tiến hành tố tụng có đủ căn cứ chứng minh bà Hằng phạm tội trên nhưng không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của BLHS th́ vẫn áp dụng BLHS 2015 của Việt Nam để xử lư.