Tuyến tiền liệt nằm trong hệ sinh sản của nam giới, có chức năng tạo chất dịch để nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng khi xuất tinh. Đồng thời nó c̣n có chức năng kiểm soát nước tiểu. Những bất thường ở tuyến tiền liệt có thể gây triệu chứng ở đường tiểu dưới.
Tuyến tiền liệt nếu nhận biết được sớm các dấu hiệu bất thường, sẽ giúp quá tŕnh theo dơi điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả, tránh các biến chứng phức tạp và nguy hiểm. Dưới đây là một số điều cần biết về tuyến tiền liệt cũng như các bệnh lư liên quan đến tuyến này.
1. Chức năng của tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang và bao quanh ống niệu đạo, gồm có 2 múi. Tuyến tiền liệt phát triển trong suốt cuộc đời của nam giới. Chúng thường không được biết đến trừ khi nó bị ph́ đại khi có tuổi.
Chức năng của tuyến tiền liệt chính là kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp lên phần niệu đạo mà tiền liệt tuyến bao quanh. Đồng thời sản xuất ra một số chất có trong tinh dịch, nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng khi phóng tinh.
Tuyến tiền liệt nằm trong hệ sinh sản của nam giới.
2. Yếu tố nguy cơ bất thường tuyến tiền liệt và biểu hiện khi tuyến tiền liệt có bệnh
Tuổi tác ở nam giới là một yếu tố nguy cơ dẫn đến các bất thường ở tuyến tiền liệt. Các bất thường về vấn đề tiểu tiện thường là các rối loạn liên quan đến cơ quan của đường tiết niệu dưới như: Bàng quang, tuyến tiền liệt và niệu đạo.
Cũng như các bộ phận khác của cơ thể, tuổi càng cao th́ tuyến tiền liệt bắt đầu ph́ đại (tăng sinh), kích thước lớn dần lên do những thay đổi của nội tiết tố. Điều này sẽ gây ra những trục trặc về tuyến tiền liệt. Các bất thường như tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu khó, tiểu ḍng tiểu yếu...
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà hoạt động bàng quang c̣n hiệu quả hay không, sẽ thể hiện lâm sàng nhóm triệu chứng nào nổi bật. Các biểu hiện rơ ràng khiến cho người bệnh than phiền gây bất tiện trong sinh hoạt, mất ngủ do các rối loạn đường tiểu.
Thậm chí có người c̣n rối loạn đường tiểu dưới nặng như tiểu không tự chủ, phải mặc tă thường xuyên. Khi đến giai đoạn này, nam giới ít nhiều đă có những ảnh hưởng đến chức năng thận. Ở một số trường hợp đi khám v́ tiểu máu, nước tiểu từ hồng đến đỏ sậm. Nhiều trường hợp cũng có thể nhập viện trong t́nh trạng nhiễm khuẩn đường niệu với các triệu chứng như tiểu gắt buốt, đau vùng bàng quang và dọc niệu đạo.
Có những trường hợp đến khám khi đă có biến chứng nặng như: Không đi tiểu được, bàng quang căng cứng, có thể thấy rơ bàng quang trên rốn khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ phải đặt thông để thoát nước tiểu, thời điểm này bệnh nhân phải cẩn thận trong lúc di chuyển v́ có thể gây ra vỡ bàng quang .
Theo nghiên cứu có khoảng 25% nam giới từ 55 tuổi trở lên gặp trục trặc ở tuyến tiền liệt. Tỷ lệ này lại tăng lên gần 50% khi đến tuổi 70.
Trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, các bệnh lư trên tuyến tiền liệt có thể hoàn toàn không có triệu chứng ǵ. Sau đó, các biểu hiện của bệnh tuyến tiền liệt xuất hiện dần phụ thuộc vào tốc độ tăng kích thước của tuyến tiền liệt: Khó tiểu, đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm, cảm giác bàng quang không thể được làm trống hoàn toàn, tiểu đau, có máu trong nước tiểu.
3. Khi nào cần đến bác sĩ?
Tuổi tác càng cao th́ nguy cơ các bất thường tuyến tiền liệt càng lớn, các bất thường ở nam giới có độ tuổi bắt đầu trên 45. Tuy nhiên, triệu chứng bất thường đường tiểu cũng có thể xảy ra ở thanh niên trẻ tuổi.
Các nghiên cứu y khoa cho thấy khoảng 7% nam giới ở tuổi 40, 29% nam giới trên 70 tuổi, được ghi nhận có triệu chứng bất thường đường tiểu dưới từ vừa đến nặng. Bệnh phát triển chậm, kéo dài nhiều năm do đó nhiều trường hợp nhập viện muộn khi đă có biến chứng.
Các bất thường đường tiểu là một phần của tuổi tác do lăo hóa, nhưng đôi khi do những rối loạn cần phải điều trị như: Hẹp niệu đạo , bàng quang thần kinh, bướu tuyến tiền liệt có biến chứng…
V́ vậy, nam giới khi có biểu hiện bất thường cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để khám và được tư vấn cụ thể. Cần nhập viện ngay khi có các biểu hiện rối loạn tiểu tiện ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hay các hoạt động b́nh thường hàng ngày.
4. Lời khuyên của thầy thuốc
Tuyến tiền liệt giữ vai tṛ quan trọng đối với nam giới, khi đă mắc bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bệnh nhân. Chính v́ thế, hăy chủ động pḥng bệnh bằng cách xây dựng và duy tŕ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung nhiều rau củ quả, hạn chế thịt đỏ và tránh dùng thức ăn nhanh, món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Cần duy tŕ cân nặng ổn định, thích hợp với tuổi tác và chiều cao, không tăng cũng như giảm cân quá nhanh. Uống nhiều nước mỗi ngày, đi tiểu đều đặn giúp làm sạch đường tiết niệu để tránh t́nh trạng nước tiểu lắng đọng ở bàng quang, ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Ngoài ra, nam giới cần tập luyện thể chất thường xuyên, giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.
VietBF©sưu tập