Tỷ phú Trung Quốc t́m mọi cách để tránh đ̣n trừng phạt của Bắc Kinh. Các tỷ phú được cho là né đ̣n trừng phạt bằng cách rời ghế CEO, xuất hiện ít đi và từ thiện nhiều hơn khi Bắc Kinh siết chặt dây cương từ ngành công nghệ đến bất động sản.
Hôm 7/4, Bloomberg đưa tin ông Inc. Richard Liu - tỷ phú sáng lập JD.com Inc., nhà bán lẻ trực tuyến lớn thứ 2 Trung Quốc - vừa từ chức CEO của tập đoàn. Giá cổ phiếu của JD.com đă lao dốc 2,9% vào đầu phiên giao dịch trên sàn Hong Kong sau thông tin.
Giá trị vốn hóa thị trường của công ty đă lao dốc gần 45% so với mức đỉnh hồi năm ngoái xuống c̣n khoảng 92 tỷ USD.
Như vậy, ông Liu là tỷ phú mới nhất nằm trong danh sách các doanh nhân công nghệ từ chức sau khi Bắc Kinh siết chặt kiểm soát ngành công nghệ khổng lồ của đất nước.
Né đ̣n trừng phạt
JD.com thậm chí là một trong số ít gă khổng lồ Internet Trung Quốc không là nạn nhân trực tiếp trong cuộc trấn áp của Bắc Kinh. Trên thực tế, tập đoàn c̣n hưởng lợi nhờ việc Alibaba Group Holding Ltd. - đối thủ lớn của JD.com - bị cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền.
Ông Liu rời ghế CEO của đế chế công nghệ 92 tỷ USD ngay vào thời điểm giới đầu tư tin rằng chính quyền Trung Quốc đă bắt đầu nới lỏng quy định sau nhiều tháng ḱm kẹp các gă khổng lồ công nghệ nước này.
Trong năm 2021, các nhà quản lư Trung Quốc đă đưa ra loạt quy định mới từ bảo mật dữ liệu đến chống độc quyền nhắm vào những công ty công nghệ lớn.
Cuộc trấn áp kích hoạt làn sóng bán tháo cổ phiếu lớn, khiến vốn hóa của các đại gia công nghệ Trung Quốc lao dốc mạnh. Giới quan sát cảnh báo điều này có thể khiến niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm nghiêm trọng.
Do cuộc trấn áp của Bắc Kinh, các doanh nhân giàu nhất Trung Quốc cũng lần lượt từ bỏ quyền điều hành công ty. Năm ngoái, ông Zhang Yiming, nhà sáng lập ByteDance - công ty mẹ của TikTok, đă rời bỏ ghế chủ tịch, chỉ vài tháng sau khi từ chức CEO.
Năm 2020, ông Hoàng Tranh - nhà sáng lập Pinduoduo - cũng từ chức CEO công ty. Khoảng 8 tháng sau, ông rời bỏ vị trí chủ tịch.
Kỷ nguyên của "Big Tech Trung Quốc" bắt đầu sau khi Alibaba - gă khổng lồ thương mại điện tử của tỷ phú Jack Ma - phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trên sàn giao dịch chứng khoán New York hồi năm 2014.
Trong khoảng thời gian này, dường như chính quyền Bắc Kinh không có động thái ǵ để cản đường các đại gia Internet Trung Quốc. Nhóm doanh nghiệp này sở hữu những dịch vụ phát triển, tiếp cận hàng trăm triệu người dùng và giúp nâng cao uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Nhưng thời thế đă thay đổi sau nửa thập kỷ. Các tập đoàn Internet lớn nhất Trung Quốc hiện mở rộng sang hầu hết lĩnh vực, từ vận tải đến tài chính. Tuy nhiên, không giống trước đây, Bắc Kinh bắt đầu siết chặt giám sát những tập đoàn hàng đầu.
Tỷ phú Jack Ma - vốn là doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc - giờ hiếm khi xuất hiện trước truyền thông sau khi gă khổng lồ fintech (công nghệ tài chính) bị giới chức Trung Quốc yêu cầu hủy IPO và thay đổi mô h́nh kinh doanh. Alibaba cũng bị phạt nặng do vi phạm các quy định chống độc quyền.
Ông Ma từ lâu đă xây dựng h́nh ảnh một "kẻ nổi loạn" sẵn sàng phá bỏ các bức tường bảo vệ của doanh nghiệp quốc doanh. Công ty của ông đụng độ từ những gă khổng lồ được nhà nước chống lưng, cho đến các cơ quan quản lư ngành.
Sóng gió chưa qua
Các cơ quan quản lư Trung Quốc đă đưa ra hàng loạt quy tắc mới nhằm điều chỉnh những hành vi như các hành vi phản cạnh tranh, tiếp thị quá mức trên những nền tảng phát trực tiếp và thu thập dữ liệu cá nhân bất hợp pháp thông qua các ứng dụng di động.
"Giờ đây, những ǵ mà các nền tảng Internet lớn phải đối mặt là sự thắt chặt quy định từ mọi phía", ông Scott Yu, luật sư chuyên về vấn đề chống độc quyền của hăng luật Zhong Lun, b́nh luận.
Các gă khổng lồ công nghệ như Tencent và Alibaba từng được coi là động lực đứng sau sự thịnh vượng kinh tế - biểu tượng cho sức mạnh công nghệ của đất nước. Nhưng giờ, chúng bị đưa vào tầm ngắm của Bắc Kinh trong nỗ lực theo đuổi "thịnh vượng chung" - tức mang đến "của cải vừa phải" cho tất cả người dân - của Chủ tịch Tập.
Các công ty Trung Quốc vẫn đối mặt với những bất ổn ở phía trước. Bởi môi trường pháp lư c̣n chưa chắc chắn
Ông Michael Yoshikami tại Destination Wealth Management
Trong một cuộc họp hồi giữa năm ngoái, ông Tập kêu gọi "điều chỉnh hợp lư đối với thu nhập quá mức, khuyến khích các nhóm và doanh nghiệp thu nhập cao đóng góp trở lại cho xă hội nhiều hơn", theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Các tỷ phú và tập đoàn lớn của Trung Quốc cũng tích cực từ thiện nhằm hưởng ứng chiến dịch của Bắc Kinh. Trước khi rời ghế CEO của Pinduoduo, ông Hoàng Tranh đă quyên góp hàng tỷ USD cổ phiếu cho một quỹ từ thiện và tặng 100 triệu USD cho Đại học Chiết Giang - trường đại học cũ của ông.
"Có thể không phải ngẫu nhiên khi các tỷ phú công nghệ Trung Quốc bắt đầu từ thiện một cách tích cực", Bloomberg dẫn lời ông Brock Silvers - Giám đốc đầu tư tại Kaiyuan Capital (có trụ sở ở Hong Kong) - b́nh luận.
Cuộc trấn áp của Bắc Kinh c̣n vượt ra ngoài lĩnh vực công nghệ. Ngành công nghiệp giáo dục và bất động sản của đất nước 1,4 tỷ dân cũng rơi vào tầm ngắm.
China Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc - từng được xem là một trong những biểu tượng cho sự trỗi dậy kinh tế của đất nước. Nhưng giờ, China Evergrande của tỷ phú Hứa Gia Ấn đă ch́m sâu trong hố nợ sau khi Bắc Kinh t́m cách hạ nhiệt và hạ đ̣n bẩy của ngành công nghiệp bất động sản.
Lĩnh vực địa ốc của Trung Quốc bị cho là phát triển quá nóng sau nhiều năm mở rộng ồ ạt bằng chiến lược vay nợ.
Thị trường Trung Quốc hiện được khôi phục phần nào sau năm 2021 sóng gió. Bắc Kinh đă phát đi tín hiệu nới lỏng dây cương nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Giới chức đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% trong năm nay. Nhưng một số nhà đầu tư vẫn thận trọng.
"Các công ty Trung Quốc vẫn đối mặt với những bất ổn ở phía trước. Bởi môi trường pháp lư c̣n chưa chắc chắn", ông Michael Yoshikami tại Destination Wealth Management nhận định.
VietBF@sưu tập.
|