Trong cuộc sống hàng ngày, con người phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại cho sức khoẻ, điển h́nh là 4 tác nhân dưới đây.
1. Ăn đồ quá nóng - kẻ thù của thực quản
Việc ăn thức ăn hoặc uống các loại đồ uống ở nhiệt độ trên 65°C có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Bởi thức ăn nóng khi đi qua thực quản sẽ gây tổn thương cho niêm mạc thực quản, khi niêm mạc bị tổn thương.
Tiến sĩ Brant Oelschlager, bác sĩ phẫu thuật thực quản của Đại học Washington cho biết thực quản được lót bằng tế bào biểu mô vảy. Ăn các thực phẩm quá nóng có thể gây ra các vết bỏng nghiêm trọng ở trong thực quản, gây tổn thương và kích thích quá tŕnh tái tạo lại lớp lót ở tế bào. Trong quá tŕnh này các tế bào có thể bị thay đổi tính chất và cấu trúc và có khả năng sẽ tạo thành khối u.
Thông thường khi ăn uống, nhiệt độ thích hợp của thực phẩm nên nằm ở mức từ 10°C - 40°C, nhiệt độ cao nhất mà thực quản có thể chịu được là 50°C - 60°C và thực phẩm trên 65℃ được coi là quá nóng. V́ vậy, mọi người cần lưu ư để tránh ăn thực phẩm quá nóng, gây hại cho thực quản.
2. Nấm mốc aflatoxin - kẻ thù hại gan
Aflatoxin là một chất chuyển hóa của Aspergillus flavus trong thực phẩm bị nấm mốc, được sản sinh ở nhiệt độ 28°C - 38°C. Nấm mốc aflatoxin hoạt động bền bỉ với nhiệt nên quá tŕnh nấu chín thức ăn hầu như không thể huỷ hoại hoàn toàn độc tố của aflatoxin. Nghiên cứu khoa học đă chỉ ra rằng, muốn loại bỏ một phần độc tố aflatoxin th́ phải cần dùng đến nhiệt độ rang, sấy từ 1500°C đến hơn 2000°C.
Aflatoxin có thể gây ngộ độc cấp tính, liều khoảng 10mg có thể gây chết người. Ngoài ra, aflatoxin c̣n được coi là một trong những nguyên nhân chính gây xơ gan và ung thư gan. Năm 1993, aflatoxin được Viện Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại chất gây ung thư cấp 1. Aflatoxin thường xuất hiện ở những loại thực phẩm bị mốc, hỏng, hết hạn sử dụng,...
3. Tâm trạng tiêu cực - kẻ thù của hệ tiêu hoá
Hệ tiêu hóa và cảm xúc của con người có quan hệ mật thiết với nhau, cảm xúc tiêu cực có thể gây ra một số căn bệnh về đường tiêu hóa.
Căn bệnh “sát thủ” có tỷ lệ tử vong cao - pḥng tránh thế nào? Mách nước từ chuyên gia
Chức năng của hệ tiêu hóa của được kiểm soát và điều ḥa bởi hệ thần kinh tự chủ và hệ thống nội tiết, số lượng tế bào thần kinh mà hệ tiêu hoá sở hữu chỉ đứng sau hệ thần kinh trung ương (năo) nên rất nhạy cảm với các kích thích bên ngoài.
Theo nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân mắc các bệnh lư về đường tiêu hóa chức năng đều kèm theo các mức độ trầm cảm và lo lắng khác nhau, đặc biệt trạng thái lo âu.
Các kích thích về mặt tâm lư như áp lực quá mức, lo lắng, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, sợ hăi… đều sẽ dẫn đến thay đổi nhu động đường tiêu hóa và tiết dịch tiêu hóa, làm giảm cảm giác thèm ăn và gây khó chịu vùng thượng vị. Các triệu chứng tiêu hóa phổ biến như đầy, đau, ợ hơi, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,....
4. Thiếu ngủ - kẻ thù của hệ thống miễn dịch
Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch. Một nhóm các nhà nghiên cứu do Giáo sư Sheldon Cohen, ngành Tâm thần học tại Đại học Carnegie Mellon dẫn đầu đă phát hiện ra rằng chỉ một sự xáo trộn nhỏ trong giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể đối với virus cảm lạnh. Những người ngủ ngon hơn có lượng tế bào lympho T và B trong máu cao hơn đáng kể so với những người ngủ không ngon giấc. Đây là hai tế bào chính liên quan đến khả năng miễn dịch trong cơ thể con người.
Theo kết quả khảo sát trên 2.100 người từ 13 thành phố bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Hàng Châu và Vũ Hán, những người có chất lượng giấc ngủ tốt có nguy cơ suy giảm miễn dịch thấp hơn so với những người có chất lượng giấc ngủ kém.
Trong số những người có chỉ số giấc ngủ trên 80 điểm (những người có chất lượng giấc ngủ tốt), tỷ lệ người bị suy giảm khả năng miễn dịch do ngủ kém chỉ chiếm 34,4%. Trong khi nhóm có chỉ số giấc ngủ dưới 60 điểm (chất lượng giấc ngủ kém), tỷ lệ suy giảm miễn dịch tăng lên là 40,5%.
Thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm,...
Một báo cáo thực nghiệm tại Hoa Kỳ chứng minh rằng “thiếu ngủ dễ bị cảm lạnh”. Thí nghiệm xoay quanh "mối quan hệ giữa thời lượng ngủ và hệ thống miễn dịch" và có sự tham gia của 153 t́nh nguyện viên nam và nữ trong độ tuổi từ 21 đến 55.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dễ bị bỏ qua: Rất dễ nhầm với cảm lạnh, nóng trong người
Kết quả cuộc thử nghiệm cho thấy, những người ngủ trung b́nh ít hơn 7 tiếng/ngày có nguy cơ bị cảm lạnh cao gấp 3 lần so với những người ngủ hơn 8 tiếng/ngày. Những người trằn trọc khó ngủ có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn gần 5 lần so với những người dễ ch́m vào giấc ngủ.
VietBF @ Sưu tầm