Tháng 10 năm 2020, tạp chí JAMA Oncology của Mỹ đã xuất bản một bài báo, tiết lộ sự thật về khả năng di truyền bệnh ung thư do Trung tâm y học Mayo thực hiện nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu Phòng khám Mayo đã xét nghiệm di truyền trên 2.984 ca bệnh ung thư. Kết quả cho thấy hơn 1/8 (397, 13,3%) bệnh nhân mang đột biến gen di truyền liên quan đến bệnh ung thư. Điều này có nghĩa là con cái, anh chị em và những người thân khác của họ cũng có thể mang những đột biến gây ung thư này.
Những bệnh nhân này bao gồm nhiều giai đoạn và nhiều loại ung thư, bao gồm: Ung thư vú, đại trực tràng, phổi, buồng trứng, tụy, bàng quang và nội mạc tử cung...
Loại ung thư nào có khả năng di truyền cao?
01. Ung thư vú
Những năm 90 của thế kỷ trước, brca1 và brca2 là 2 gen gây ung thư vú đã được phát hiện. Nhưng chỉ có 5% - 10% trường hợp ung thư vú có liên quan đến di truyền gen. Bình thường, nếu một gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị ung thư vú thì xác suất con gái hoặc chị gái của họ mắc ung thư vú cao hơn phụ nữ bình thường khoảng ba lần.
02. Ung thư buồng trứng
Khoảng 20% đến 25% ung thư buồng trứng liên quan đến yếu tố di truyền. Gia đình có tiền sử bị ung thư vú, buồng trứng và ung thư đại trực tràng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở các thành viên nữ trong gia đình.
03. Ung thư đại trực tràng
Nếu cha mẹ bị ung thư đại trực tràng gây ra bởi poly trực tràng, xác suất con cái họ bị ung thư cùng loại cao hơn bình thường 50%.
Khuyến nghị: Nếu có người thân trong gia đình mắc ung thư đại trực tràng, tốt nhất nên xét nghiệm nội soi hoặc xét nghiệm DNA phân hàng năm.
04. Ung thư dạ dày
Trong số tất cả bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư dạ dày di truyền chiếm 5%- 10%. Tỷ lệ nhiều nhất là ung thư dạ dày lan tỏa di truyền, là một bệnh di truyền gen trội.
Nếu ít nhất hai người trong một hoặc hai thế hệ gia đình mắc bệnh này, một trong số họ dưới 50 tuổi, và tất cả các bệnh nhân đều là ung thư có tính lan tỏa thì có thể họ đã mắc ung thư dạ dày do di truyền.
Khuyến cáo: Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh cao, nên xét nghiệm nội soi dạ dày định kỳ hàng năm.
05. Ung thư phổi
Nếu có 1 hoặc nhiều hơn 1 người thân trong gia đình bị ung thư phổi, nguy cơ mắc ung thư phổi của bạn sẽ cao hơn 2,57 lần so với người bình thường; nếu có trên 3 người thân mắc bệnh, xác suất sẽ tăng lên gấp 4,24 lần.
Khuyến nghị: không hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
06. Ung thư nội mạc tử cung
Theo thống kê, khoảng 5% bệnh nhân mắc ung thư nội mạc tử cung do yếu tố di truyền. Tuổi phát bệnh của những bệnh nhân này thường nhỏ hơn tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung từ 10 đến 20 tuổi.
07. Ung thư gan
Ung thư gan cũng có tính di truyền, điều này đã được giới y học công nhận và khẳng định. Đặc điểm lâm sàng rõ nhất của tính di truyền với ung thư gan là tiểu sử bệnh lý gia đình. Nếu một gia đình có nhiều thế hệ xuất hiện bệnh nhân ung thư gan, gia đình đó sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn những gia đình bình thường.
Khuyến cáo: Nên tiêm phòng viêm gan B kịp thời để giảm khả năng lây nhiễm vi rút viêm gan B. Tăng cường soát viêm gan B, đồng thời tích cực hợp tác điều trị sau khi lây nhiễm để kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa viêm gan B phát triển thành ung thư gan.
08. Ung thư tuyến tụy
5% đến 10% bệnh nhân ung thư tuyến tụy có người thân từng mắc bệnh. Nếu có nhiều hơn một thành viên trong gia đình ( cha mẹ, anh chị em, con cái, v.v.) mắc bệnh, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
09. Ung thư tuyến tiền liệt
Nếu một thành viên trong gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt, nguy cơ mắc bệnh của người thân sẽ tăng gấp đôi. Nếu có nhiều hơn hai người thân mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh của người thân sẽ tăng từ 5 đến 11 lần.
Các biện pháp phòng tránh cho nhóm người có nguy cơ mắc Ung thư cao:
- Tìm hiểu kỹ về di truyền ung thư
Chỉ 5% đến 10% các bệnh ung thư có khuynh hướng di truyền. Nếu gia đình có một người mắc bệnh ung thư thì không cần quá lo lắng. Nếu gia đình có 2 đến 3 người cùng mắc cùng một loại ung thư thì rất có thể là “Ung thư gia đình”, nên xác định rõ thông qua xét nghiệm di truyền.
- Sàng lọc sớm
Ung thư là một bệnh mãn tính, từ khi phát bệnh đến giai đoạn nặng thường mất từ 5 đến 20 năm. Những người có tiểu sử gia đình mắc bệnh ung thư nên khám sàng lọc sớm, phòng ngừa sớm và can thiệp sớm để trì hoãn hoặc ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra, với việc nghiên cứu chuyên sâu về dịch tễ học phân tử khối u, xét nghiệm gen còn có thể giúp phân tích các bệnh ung thư do gen di truyền, giúp dự đoán và phòng ngừa ung thư. Ví dụ: ung thư vú di truyền, ung thư buồng trứng,… đã tìm thấy gen brca1 và brca2 dễ mắc bệnh, từ đó có thể ngăn chặn khối u di truyền cho thế hệ sau. Kỹ thuật sàng lọc sớm ung thư đại trực tràng cũng đã rất hoàn thiện, có thể phát hiện sớm, can thiệp sớm và điều trị sớm.
- Giảm các yếu tố gây ung thư
Nguy cơ ung thư phụ thuộc vào tác động tổng hợp của các chất gây ung thư, lối sống, các yếu tố môi trường, v.v. Một nghiên cứu trên tạp chí y khoa có thẩm quyền "Nature" cho thấy 70%- 90% trường hợp ung thư bắt nguồn từ hai nguyên nhân sau.
Duy trì lối sống lành mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Chú ý ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, thay đổi thói quen xấu như làm việc và nghỉ ngơi không điều độ, hút thuốc, uống rượu...