Mỗi lần đi khám sức khoẻ ai cũng phải lấy nước tiểu để kiểm tra, chỉ số trên nước tiểu sẽ báo cho bạn biết nhiều bệnh ḿnh đang mắc phải.
V́ sao phải xét nghiệm nước tiểu ?
Theo Bác sĩ Trần Thị Ngọc Châu – Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3 TP.HCM, nước tiểu là dịch bài xuất của cơ thể. Thành phần nước tiểu chủ yếu là nước và các chất cặn bă được thận lọc ra.
Những thay đổi về các chỉ số hoá lư và nhất là thay đổi thành phần hoá học của nước tiểu sẽ phản ánh những rối loạn tương ứng của cơ thể. Do đó, xét nghiệm nước tiểu là một chỉ định quan trọng để chẩn đoán các bệnh lư.
Với những người đi khám sức khoẻ tổng quát, khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh lư hệ tiết niệu như đau bụng dưới, đau khi đi tiểu, đi tiểu gấp, đi tiểu nhiều lần, đau hông lưng, sốt, tiểu bọt, nước tiểu có màu bất thường hoặc các triệu chứng tiết niệu khác, bác sĩ thường cho lấy nước tiểu để kiểm tra.
BS Châu cho biết xét nghiệm nước tiểu có thể cho bác sĩ gợi ư chẩn đoán các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, đái tháo đường, suy thận, ly giải cơ vân, đạm niệu,…
Ví dụ như xét nghiệm thấy vi khuẩn xuất hiện trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, có thể xuất phát từ các cơ quan như: niệu quản, niệu đạo, bang quang.
Hai chỉ số xét nghiệm nước tiểu là tế bào bạch cầu và Nitrate (sản phẩm chuyển hóa do vi khuẩn gây ra) sẽ xác định được bạn có đang bị nhiễm trùng hay không.
Xét nghiệm nước tiểu giúp gợi ư nhiều bệnh lư nguy hiểm.
Ư nghĩa 10 thông số nước tiểu
Theo bác sĩ Châu, các ư nghĩa của thông số xét nghiệm nước tiểu bao gồm:
1. Leukocytes (LEU ): Là tế bào bạch cầu. B́nh thường bạch cầu có trong nước tiểu nằm trong giới hạn 10-25 LEU/UL. Khi có viêm nhiễm đường tiết niệu do vi khuẩn hoặc nấm th́ chỉ số LEU thường tăng. Người bệnh thường có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rát.
2. Nitrite (NIT): Chỉ số cho phép trong nước tiểu b́nh thường là 0.05 - 0.1 mg/dL.
NIT cao thường gợi ư t́nh trạng nhiễm trùng đường tiểu. Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu tạo ra 1 loại enzyme có thể biến đổi nitrate trong nước tiểu thành nitrite. V́ vậy, t́m thấy nitrite trong nước tiểu tức là có sự hiện diện của vi khuẩn, thường nghĩ đến nhất là vi khuẩn E. Coli.
3. Tỉ trọng nước tiểu (SG): Tỉ trọng nước tiểu là chỉ số nói chung về các thành phần hiện có trong nước tiểu. Tỉ trọng nước tiểu thường tăng khi có bệnh thận mạn, do thận mất khả năng cô đặc nước tiểu.
4. Urobilinogen (UBG): Chỉ số cho phép trong nước tiểu là 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. UBG là sản phẩm được tạo ra từ sự thoái hóa của bilirubin. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan), hoặc tắc mật.
5. Billirubin (BIL): Trong nước tiểu b́nh thường chỉ số này ở mức 0.4 - 0.8 mg/dL hoặc 6.8 - 13.6 mmol/L. Billirubin b́nh thường không có trong nước tiểu mà thải qua đường phân. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu, tức là cơ thể đang có t́nh trạng tổn thương gan hoặc tắc mật.
6. Protein (Pro): Chỉ số cho phép là trace (vết). Protein hiện diện trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy có tổn thương ở thận.
7. Chỉ số pH: Chỉ số pH dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. Độ pH b́nh thường của nước tiểu dao động trong khoảng 5.5 - 7.5, giá trị trung b́nh là 6.
8. Blood (BLD): Nước tiểu b́nh thường không có hồng cầu, hoặc có rất ít, chỉ từ 5 - 10 Ery/ UL. Hồng cầu trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi tiết niệu, hoặc t́nh trạng xuất huyết từ bàng quang, niệu quản, niệu đạo; lao thận, ung thư thận…
Một số bệnh lư gây tan máu cũng có thể có máu trong nước tiểu như sốt rét, vàng da tán huyết, ngộ độc photpho…
9. Ketone (KET): Chỉ số cho phép: 2.5 - 5 mg/dL hoặc 0.25 - 0.5 mmol/L.
Ketone niệu là dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát, ở người nhịn ăn trong thời gian dài, hoặc người nghiện rượu. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.
10. Glucose (Glu): B́nh thường không có đường trong nước tiểu hoặc có rất ít. Khi đường huyết trong máu tăng cao vượt qua ngưỡng lọc của thận, như ở người bệnh đái tháo đường không kiểm soát, th́ đường sẽ xuất hiện trong nước tiểu.
VietBF @ Sưu tầm