R5 Cao Thủ Thượng Thừa
Join Date: Oct 2009
Posts: 1,846
Thanks: 1,556
Thanked 2,981 Times in 1,029 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 253 Post(s)
Rep Power: 21
|
NATO đă trở thành giấc mơ chết chóc của Ukraine - Quân dân thê thảm, ai kẻ đắc thời?
NATO đă chính thức phát đi thông điệp từ bỏ Ukraine. Xét về mặt chính trị, thông điệp này của NATO đă bắc một cái thang cho cuộc chiến Ukraine - Nga hạ nhiệt; một hi vọng hoà b́nh mong manh đă bùng lên. Hiển nhiên, không có bất cứ điều ǵ có thể biện minh cho hành động xâm lược của ông Putin. Nhưng ở chiều ngược lại, quân dân của Ukraine, của Nga đă phải trả một cái giá quá đắt cho giấc mơ NATO trong bối cảnh những 'bạo chúa chính trị' chỉ cố gắng đạt được mục tiêu của cá nhân của họ. Chưa tính tới các tài phiệt vũ khí, tài phiệt tài chính, các chính trị gia đều là những kẻ đắc thời nhất khi chiến tranh bùng nổ, những người không bao giờ chết hay chảy máu v́ bom đạn...
Trong cuộc họp báo ngày 7/1/2022, Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg, bất chấp sự trung quân số khổng lồ của Nga, đă thách thức bằng khẳng định rằng cánh cửa của NATO sẽ vẫn rộng mở đối với Kyiv, nói rằng "chúng tôi bảo vệ các quyết định [của NATO] tại Hội nghị thượng đỉnh Bucharest [2008] khi đề cập đến [tư cách thành viên của] Ukraine và Gruzia”.
Chiến tranh đă bùng nổ, quân đội Nga đă tràn vào Ukraine. Bom đạn mang theo hơi thở của chết chóc, tàn phá và những tổn thương không thể chữa lành cho loài người. Hơn ai hết, tổng thống Nga phải chịu trách nhiệm về tội ác này. Nhưng quay trở lại với vị thế kẹt cứng của Ukraine: giấc mơ vào NATO của họ là một thảm kịch.
Hôm thứ Tư (16/3/2022), NATO đă từ chối lời đề nghị của Ba Lan đưa đội quân hoà b́nh sang Ukraine nhằm chặn các đ̣n tấn công ác liệt từ Moscow. Giám đốc NATO, ông Jens Stoltenberg hôm thứ Tư cho biết liên minh đang t́m cách tăng cường đáng kể lực lượng ở sườn phía đông sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, nhưng sẽ không gửi quân đến quốc gia bị chiến tranh tàn phá.
"Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực ḥa b́nh, chúng tôi kêu gọi Nga, Tổng thống Putin rút lực lượng, nhưng chúng tôi không có kế hoạch triển khai quân đội NATO trên bộ ở Ukraine", ông Stoltenberg nói với các nhà báo sau cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc pḥng NATO vào ngày 16/3 vừa qua.
Một cách công bằng, chúng ta cần phải rơ ràng, dù rất đau đớn, rằng ám ảnh kéo dài 14 năm của NATO về việc Ukraine gia nhập liên minh là một sai lầm ngay từ đầu.
Ukraine có rất ít ư nghĩa quân sự với NATO
Nhận định này có vẻ đi ngược lại với phần đa sự phẫn nộ của các chính phủ, các chính trị gia, dân số trên khắp toàn cầu hiện nay. Nhiều người lập luận rằng ước mơ vào NATO là tự do lựa chọn Ukraine, rằng nếu nhượng bộ Putin th́ Mỹ và phương tây (đại diện cho NATO) đang thể hiện sự yếu kém. Thậm chí một số nhà quan sát c̣n cho rằng việc gia nhập Ukraine vào NATO sẽ làm cho liên minh này mạnh hơn; đặc biệt khi Putin 'ghét' Ukraine. Tuy nhiên, với những người quan sát địa chính trị trong mối tương quan sâu sắc với lịch sử, th́ việc giấc mơ NATO của Ukraine là một sai lầm chiến lược, ít nhất mang tính thời điểm; đặc biệt khi Mỹ không c̣n kiềm chế sức mạnh của Nga như dưới thời cựu tổng thống Donald Trump.
Ngày 9/5/1955, Tây Đức chính thức gia nhập NATO, nâng tổng số lên 15 nước thành viên. Chỉ 5 ngày sau, Liên Xô tuyên bố thành lập liên minh quân sự đối địch Khối Warszawa. Liên Xô, với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và quân đội thông thường, đă t́m cách cân bằng NATO bằng Bức màn sắt ngăn cách hai liên minh qua Đông và Tây Đức, chỉ cách eo biển Manche 400 dặm.
Bức tường Berlin là biểu tượng của "Bức màn sắt". H́nh ảnh một phần của bức tường Berlin chụp hồi tháng 8/1962. (Photo by Central Press/Getty Images)
Bức tường Berlin là biểu tượng của "Bức màn sắt". H́nh ảnh một phần của bức tường Berlin chụp hồi tháng 8/1962. (Photo by Central Press/Getty Images)
Vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Khối Hiệp ước Warsaw vượt trội NATO về xe tăng và tàu sân bay bọc thép, số lượng tuyệt đẹp từ 180.000 đến 68.000, nhân lực dao động từ 4,5 - 6 triệu, tên lửa chiến lược trang bị hạt nhân ở mức 1.997 - 2.743.
Daniel L. Davis, thành viên cao cấp về các ưu tiên quốc pḥng và là cựu Trung tá trong Quân đội Hoa Kỳ, người đă 4 lần thực thi nhiệm vụ trong khu vực chiến sự. Ông cũng đồng thời là tác giả của cuốn sách “Giờ thứ 11 ở Mỹ năm 2020”, đă nhận xét về tương quan lực lượng giữa NATO và Warsaw thời chiến tranh lạnh trên trang 19fortyfive như sau: "trong những ngày tàn của Chiến tranh Lạnh, tôi ở trong Trung đoàn kỵ binh số 2 của Hoa Kỳ chịu trách nhiệm tuần tra một phần của ranh giới phân chia Đông-Tây ở Tây Đức. Tôi nhận thức rơ ràng rằng toàn bộ NATO sẽ bấp bênh như thế nào nếu Hồng quân tràn đến, thông qua Fulda Gap".
Sau khi Liên Xô tan ră, khối Warsaw không c̣n, NATO đă tranh thủ mở rộng 19 thành viên với sự gia nhập của Cộng ḥa Séc, Ba Lan và Hungary hồi năm 1999, đây chính là thời điểm mà NATO mạnh nhất. Dưới góc nh́n của ông Davis, th́ nếu "NATO ngừng mở rộng, chỉ dừng lại ở 19 thành viên, liên minh ngày nay sẽ ở vị trí quyền lực và an ninh ưu việt".
Để chứng minh cho nhận định của ḿnh, ông Davis nhắc lại rằng vào năm 2000, NATO có vùng đệm giữa khối này với Nga ở phía bắc với ba nước Baltic, phía đông với Belarus và Ukraine, và ở phía nam với Romania, Serbia và các nước khác. Về mặt kinh tế, NATO là một trong những khối hùng mạnh nhất trên thế giới. Về mặt quân sự, các quốc gia NATO ở sườn phía đông có đường biên giới tăng cường lẫn nhau với các quốc gia thành viên khác, và các quốc gia độc lập và không bị đe dọa ở biên giới phía đông của họ. Tuy nhiên, 4 năm sau, NATO bắt đầu đánh mất lợi thế của ḿnh và gánh chịu rủi ro quân sự.
Với sự gia nhập của ba quốc gia Baltic vào năm 2004, NATO, lần đầu tiên trong lịch sử, đă làm suy yếu khả năng pḥng thủ chung của ḿnh bằng cách mở rộng các điều khoản 5 bảo đảm cho ba quốc gia có nguy cơ tiếp xúc với Nga, và chỉ có một hành lang đất liền nhỏ với phần c̣n lại của liên minh, gần như bị bao vây bởi Kaliningrad, Belarus và Nga. Trong trường hợp xảy ra xung đột, NATO sẽ rất khó để có được sức mạnh trên bộ ở ba nước Baltic và các tuyến tiếp tế sẽ bị tấn công từ mặt đất, trên không và tên lửa của Nga, với rất ít phương tiện hỗ trợ lẫn nhau từ các thành viên liên minh khác.
Sai lầm của NATO xa hơn; rất nhiều chuyên gia quân sự, địa chính trị đă khẳng định quan điểm này, không chỉ ông Davis. Năm 2008, NATO chính thức tuyên bố rằng một ngày nào đó Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên liên minh. Theo ông Davis "Nếu lời mời năm 2004 dành cho ba quốc gia Baltic làm suy yếu NATO, sự gia nhập của hai quốc gia này - đặc biệt là Ukraine - sẽ có khả năng khiến toàn bộ liên minh gặp rủi ro trong trường hợp xảy ra chiến tranh trong tương lai".
Tại sao? Đây là góc nh́n của nhà phân tích chiến lược quân sự Daniel L. Davis.
Thứ nhất, việc đưa Ukraine vào liên minh NATO không hề cải thiện khả năng pḥng thủ của liên minh. Chưa kể, Ukraine sẽ tạo ra khoản lỗ ṛng cho NATO. Bằng việc sáp nhập Ukraine, NATO không c̣n vùng đệm giữa phần lớn vùng Baltic và toàn bộ nửa phía đông Ukraine.
Về mặt quân sự, điều này có nghĩa là, quân đội Nga có thể bao vây ba phía của Ukraine bất cứ lúc nào. Và chính xác là Nga đă làm như vậy trước khi chiến tranh nổ ra.
Thứ hai, Nga có thể xây dựng các căn cứ quân sự lâu dài, hầm chứa tên lửa và lưu trữ kho dự trữ chiến tranh lớn ở ngay sát biên giới NATO. Trong khi đó, sẽ có hàng trăm dặm đường có khả năng tranh chấp mà trên đó NATO sẽ phải tăng cường quân đội của ḿnh để chống lại Nga.
Lư do cuối cùng, cũng là điều tồi tệ nhất: như chúng ta đang chứng kiến trong cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga bây giờ, nguy cơ vũ khí hạt nhân được sử dụng nếu Nga đối đầu trực tiếp với NATO.
Trên thực tế, một cuộc tập trận mô phỏng năm 2019 - mô phỏng một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine - đă leo thang đến một cuộc giao tranh hạt nhân, và một tỷ người được ước tính đă thiệt mạng. NATO lẽ ra không bao giờ đề nghị kết nạp Ukraine. Bất kể Putin làm ǵ hay không muốn điều ǵ, NATO cần làm những ǵ tốt nhất cho liên minh và cho an ninh toàn cầu; NATO đáng lẽ phải tạm hoăn mọi cân nhắc về việc Ukraine trở thành thành viên trong tương lai.
Xảo trá: Cuộc chiến Nga - Ukraine đang đổi máu của dân và binh lính lấy thành tích cho chính trị gia
Không có bất kỳ lời biện minh nào có thể tẩy rửa tội lỗi của người đă phát động chiến tranh là Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng cũng không có lời biện minh nào có thể gột rửa tội lỗi của những lănh đạo quốc gia Ukraine, Mỹ và NATO đă thúc đẩy cuộc chiến tranh này.
Có một điều phi lư đến mức khó tin, khi giấc mơ vào NATO của Ukraine phải trả bằng máu của thường dân và binh lính từ hai chiến tuyến trong khi việc này không hữu ích ǵ cho chính NATO hay hoà b́nh thế giới, th́ các chính trị gia đang có nguy cơ bị hạ bệ v́ điều hành đất nước yếu kém, lại đang nhận được sự ủng hộ trở lại từ cử tri, được mở rộng quyền lực nhờ tăng cường chi tiêu ngân sách. Họ thậm chí c̣n trở thành anh hùng, người có trái tim v́ lên án cuộc chiến mà chính họ đă thúc đẩy trực tiếp hoặc ngấm ngầm gián tiếp. Truyền thông ḍng chính ở phương Tây đă thành công trong chiến dịch ca ngợi các chính trị gia này.
Trước hết, hăy nói về tổng thống Ukraine Zelenskyy. Chỉ vài ngày sau khi cuộc chiến tranh nổ ra, các bài phát biểu quyết tử chiến với Nga đă giúp Zelenskyy đảo ngược t́nh cảm của người dân dành cho ông.
Một cuộc thăm ḍ được thực hiện bởi Nhóm xă hội học xếp hạng và được Kyiv Independent công bố vài ngày sau khi Nga tấn công Ukraine cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Volodymyr Zelensky đă tăng vọt lên 91%, tin từ Breitbart. Trước đó hai tuần, một cuộc thăm ḍ khác được tiến hành bởi Viện Xă hội học Quốc tế Kyiv cho thấy chỉ 30% người được hỏi muốn Zelensky tranh cử nhiệm kỳ thứ hai với tư cách tổng thống và chỉ 23% nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho đương kim tổng thống nếu ông ấy tiếp tục ứng cử.
video selfie, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, mạng xă hội
Những video selfie quay từ iPhone của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đang nhanh chóng lan truyền trên mạng xă hội. (Ảnh chụp màn h́nh YouTube)
Cảm xúc phẫn nộ với quân xâm lược, chiến tranh và cái ác, cộng hưởng với sự hun đúc của truyền thông khiến người Ukraine quên mất rằng: muốn nói ǵ đi chăng nữa, một thủ lĩnh dẫn dắt cả quốc gia bước vào cuộc chiến tranh vô nghĩa là một thủ lĩnh tồi. Có những nguyện vọng chỉ có thể cân nhắc khi đủ cả Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà.
Về thiên thời, bố cục địa chính trị toàn cầu thay đổi hoàn toàn sau khi tổng thống Donald Trump không c̣n tại vị. Mỹ suy yếu và t́nh h́nh trong nước rối ren, thất bại trên các mặt trận quốc tế, đánh mất năng lực dẫn đầu. Trong khi đó Trung Quốc (bạn thân của Nga) trỗi dây, giá dầu (tử huyệt cũng là điểm mạnh của Nga) tăng vọt. Gọng ḱm mà ông Trump để lại kiềm chế Nga: giá dầu, đường ống dẫn dầu từ Israel vào Đức, không miệt thị Nga đă bị ông Biden hoàn toàn gỡ bỏ. Thêm vào đó, 4 năm cả thế giới chưa có cuộc chiến tranh nào, nhiều thế lực cần một cuộc chiến để tạo tiền, lợi nhuận.
Về địa lợi, trong nước Ukraine, t́nh trạng 2 tỉnh đ̣i độc lập chưa xử lư được như chính phủ hứa. Xung đột ở hai tỉnh đ̣i ly khai này tăng cường bởi phe cực hữu ở Ukraine thù ghét người Nga. Việc tấn công và muốn loại bỏ người Nga khỏi cộng đồng của phe cực hữu không được xoa dịu bởi chính phủ đă thúc đẩy mâu thuẫn, xung đột. Thêm vào đó, cuộc chiến chống tham nhũng của tổng thống Ukraine Zelenskyy hoàn toàn thất bại. Một quốc gia nội loạn từ bên trong, suy yếu từ bên trong khiến Ukraine yếu nhược hơn. Đây không phải là thời điểm thích hợp để dẫn dắt quốc gia bước vào cuộc chiến sinh tử v́ một lư do không hề 'sinh tử': gia nhập NATO.
Rơ ràng, thời điểm lănh đạo Ukraine không nhượng bộ Nga và khăng khăng gia nhập NATO, quốc gia này không có cả Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà. Điều này khiến giới quan sát bên ngoài, những người điềm tĩnh hơn, tự hỏi có phải quyết định không nhượng bộ của ông ấy (trước khi cuộc chiến xảy ra) đă nằm trong kế hoạch của thế lực thích chiến tranh ở phương Tây hay không?
Chưa bàn tới câu hỏi mang hơi hướng thuyết âm mưu này, chỉ bằng một cuộc chiến tranh, Zelenskyy đang nổi lên như một anh hùng, người tử chiến với thế lực xâm lược từ Nga; một vị tổng thống chính nghĩa. Tỷ lệ ủng hộ ông ấy đă đảo ngược từ 30% lên 91% ở Ukraine. Cả toàn dân Ukraine mất mát và đau thương hay Putin trở thành tội đồ thế kỷ th́ Zelenskyy đă chiến thắng.
Tiếp theo, hăy nói về tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang lên án Putin là 'tội phạm chiến tranh'. Với vai tṛ lănh đạo NATO, Mỹ có vai tṛ rất lớn trong việc ǵn giữ hoà b́nh và cân nhắc chi phí cho NATO. Nhưng điều ǵ khiến Mỹ và NATO không nhượng bộ trong giấc mơ mang Ukraine gia nhập vào liên minh của họ? Rơ ràng, đó không phải là quyết định khôn ngoan về quân sự, chi phí và hoà b́nh cho thế giới như đă phân tích ở trên.
Nhưng hăy nh́n lại nước Mỹ, cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 đang đến gần. Sau hơn một năm tại vị, ông Joe Biden cùng chính phủ của ḿnh đang phải đối mặt với rất nhiều cuộc khủng hoảng và vô số lời chỉ trích: lạm phát tăng cao nhất trong 40 năm qua, tăng trưởng dự báo chỉ đạt 2,8% thay v́ 4% trước đó, giá xăng dầu tăng cao kỷ lục, suy giảm vai tṛ lănh đạo thế giới sau khi rút quân thất bại ở Afghanistan...
Ông Joe Biden phát biểu tại sự kiện "Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu" tại Ṭa nhà Văn pḥng Điều hành Eisenhower ở Washington, DC, ngày 19 tháng 10 năm 2015 (Ảnh của Jim WATSON / AFP/ Getty)
Ông Joe Biden phát biểu tại sự kiện "Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu" tại Ṭa nhà Văn pḥng Điều hành Eisenhower ở Washington, DC, ngày 19 tháng 10 năm 2015 (Ảnh của Jim WATSON / AFP/ Getty)
Nhưng ngay sau cuộc chiến này, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ ông Jerome Powell đă đổ lỗi lạm phát là do Nga xâm lược Ukraine. Giá xăng dầu và tiền của trong túi người Mỹ đang bị bốc hơi do Putin mang bom đạn sang Ukraine chứ không phải do Fed đă bơm tiền không cân nhắc vào nền kinh tế, không phải do chính quyền Mỹ đă tăng chi tiêu khổng lồ, càng không phải do ông Biden đă 'tàn sát' ngành công nghiệp khai thác dầu khí trong nước v́ 'biến đổi khí hậu'.... Tất cả sự phẫn nộ của người dân được giới truyền thông ḍng chính thành công chuyển từ Mỹ sang Nga và Putin. Cuộc chiến này hoàn toàn có thể là cái b́nh phong, một viên đá đệm đường tốt cho cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 của ông Joe Biden và đảng dân chủ.
Không những thế, với t́nh cảm chính đáng và thống thiết dành cho dân thường Ukraine đang bi thương do bom đạn Nga, Mỹ tăng cường chi viện vũ khí, chế tài cho Ukraine, con số cam kết lên tới 1 tỷ USD. Các quốc gia cũng tăng cường chạy đua vũ trang để pḥng chống chiến tranh và leo thang xung đột. Các hăng vũ khí thành kẻ đắc lợi lớn nhất trong cuộc chiến. Đằng sau họ chính là các tài phiệt hàng đầu thế giới - những người mà bản thân và gia đ́nh họ chỉ biết đến chiến tranh qua internet.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Trà Nguyễn
|