Củ tỏi không những là gia vị mà c̣n là thuốc quư, tuy nhiên tỏi không phải là thứ thuốc vạn năng.
1. Một số vấn đề cần lưu ư khi dùng tỏi
Sách Bản thảo cương mục của Lư Thời Chân viết: Ăn tỏi lâu ngày làm thương can và hại mắt. Những người gan yếu và cận thị nên thận trọng khi dùng tỏi.
Sách у Đông y c̣n viết: Ăn tỏi trường kỳ đến 50 tuổi con ngươi mắt sẽ bị đục, thị lực giảm, tai ù, đầu nặng chân nhẹ. Tỏi tính ôn nhiệt, những người âm hư hỏa vượng, bị các chứng , miệng và lưỡi không nên dùng.
Đối với người khỏe mạnh, tỏi là thứ thuốc pḥng bệnh rất tốt, tuy nhiên những người bị viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm ruột, viêm thận , viêm gan phải cẩn thận khi dùng.
Không nên ăn nhiều tỏi lúc đói bụng hoặc có những trường hợp không nên sử dụng tỏi. Khi dùng nhiều tỏi, dạ dày bị kích thích mạnh có thể gây ra viêm cấp tính.
Tỏi có một hạn chế, đó là ăn tỏi xong mùi tỏi lưu lại làm nhiều người khó chịu. Muốn khử mùi, chỉ cần bỏ vài búp chè hoặc một lát đương quy vào miệng nhai, cũng có thể uống vài ngụm nước trà, ăn vài quả đại táo (táo tàu) mùi hôi sẽ giảm đi hoặc hết hẳn.
Khi dùng nhiều tỏi, dạ dày bị kích thích mạnh có thể gây ra viêm cấp tính.
2. Bài thuốc pḥng chữa bệnh từ củ tỏi
2.1 Pḥng cảm mạo: Giă tỏi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước (tỉ lệ 1/10), tối trước khi đi ngủ nhỏ vài giọt vào mũi.
2.2 Chữa cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu , sốt, sợ lạnh: Tỏi, hành và gừng, ba thứ lượng bằng nhau sắc uống cho ra mồ hôi.
2.3 Chữa ho gà: Lấy 30g tỏi (loại vỏ tiá càng tốt) giă nát, thêm nước đun sôi để nguội 250 ml, ngâm trong vài giờ rồi gạn lấy nước, thêm chút đường. Trẻ dưới 3 tuổi mỗi lần uống ½ th́a cà phê, trẻ trên 3 tuổi mỗi lần uống 1 thià, ngày uống 3 lần.
Cũng có thể lấy một củ tỏi vỏ tía bóc vỏ, cắt nhỏ, vỏ quưt 1 cái, xé nhỏ, thêm 200 ml nước, sắc kỹ, thêm chút đường, uống ngày 2-3 lần.
Tỏi tía không những là gia vị mà c̣n là vị thuốc pḥng chữa bệnh.
2.4 Hỗ trợ điều trị lao phổi, viêm cơ hoành do lao phổi: Tỏi vỏ tía 30g, bột bạch cập 3g. Đem tỏi bóc vỏ, bỏ vào nồi đun nước sôi khoảng 1 phút (bảo đảm cho bên trong c̣n sống, bên ngoài chín vừa phải. Tỏi chín hết sẽ mất tác dụng, để sống gây kích thích bất lợi cho niêm mạc dạ dày và ruột).
Lấy 30g gạo nếp cho vào nước ngâm tỏi nấu thành cháo loăng. Khi ăn mới tách tỏi thành nhánh cho vào cháo trộn đều. Bột bạch cập có thể trộn vào cháo cùng ăn hoặc uống sau khi ăn cháo.
- Thuốc dùng ngoài: Củ tỏi thái lát mỏng đắp lên huyệt "đại trùy", sau đó dùng ngải nhung đặt lên cứu đến khi thấy nóng rát, 2-3 ngày cứu một lần.
2.5 Chữa chảy máu cam: Củ tỏi, bóc vỏ giă nát đắp vào gan bàn chân (huyệt dũng tuyền). Chảy máu ở lỗ mũi bên phải th́ đắp ở bàn chân trái, chảy máu ở lỗ mũi bên trái th́ đắp ở bàn chân bên phải. Nếu cả hai lỗ mũi đều chảy máu th́ đắp ở cả hai bàn chân.
2.6 Hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Tỏi giă nát vắt lấy nước cốt rồi trộn với dầu vừng theo tỷ lệ 1/2, không có dầu vừng th́ thay bằng mật ong. Rửa sạch lỗ mũi bằng nước muối, lau khô sau đó lấy bông tẩm thuốc chấm vào.
2.7 Hỗ trợ chữa viêm khí quản mạn tính, ho lâu ngày, tăng huyết áp: Tỏi 500g, bóc vỏ rồi dùng 50g muối đem "muối" như muối dưa. Sau khoảng 3 ngày lấy ra hong khô, cho vào liễn hoặc hũ ngâm với dấm ăn, thêm chút đường, để vài ngày là dùng được. Hàng ngày vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, khi bụng đói, ăn 1-2 củ và uống thêm chút nước giấm tỏi đó. Ăn liên tục trong 10-15 ngày, nghỉ 3 ngày lại tiếp tục.