Thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng là t́nh trạng thường thấy ở người lớn tuổi. Vậy gia đ́nh cần lưu ư ǵ khi chăm sóc người cao tuổi bị suy dinh dưỡng?
Thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng có thể dẫn đến những biến chứng khó lường, khiến chức năng các bộ phận trên cơ thể bị suy yếu, gây ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, hệ nội tiết, phổi, tụy, chức năng nhận thức…
Ngoài ra, suy dinh dưỡng có thể gây ra t́nh trạng suy giảm hệ miễn dịch ở người lớn tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh măn tính, đẩy nhanh quá tŕnh lăo hóa, cắt giảm tuổi thọ của người bệnh.
Bác sĩ Dương Thị Phượng - Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, khi người cao tuổi trong gia đ́nh có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng mức độ nhẹ th́ gia đ́nh cần thay đổi thói quen ăn uống và khẩu phần của người cao tuổi.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
- Người cao tuổi đau răng, nhai khó khăn: Đây là t́nh trạng thường thấy ở người cao tuổi, lúc này, gia đ́nh cần thay đổi cách chế biến món ăn. Có thể chế biến món ăn mềm hơn, dễ nhai dễ nuốt hơn.
- Người cao tuổi ăn ít hơn: Trường hợp này gia đ́nh có thể bổ sung thêm các bữa phụ để đảm bảo dinh dưỡng cho người cao tuổi.
- Do người cao tuổi bị giảm khả năng hấp thu hoặc có bệnh lư nền: Trường hợp này người nhà cần cho người cao tuổi đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị trực tiếp.
Bác sĩ Phượng cho biết, đối với những người cao tuổi bị suy dinh dưỡng vừa và nặng, gia đ́nh cần đưa người bệnh đến bệnh viện gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn khẩu phần ăn, thực đơn hợp lư.
Nguyên tắc ăn uống cho người suy dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm
- Đa dạng các loại thực phẩm cho người cao tuổi bị suy dinh dưỡng.
- Tăng lượng thịt trắng để thay thế cho các loại thịt đỏ. Các nguồn thịt trắng có thể kể đến là thịt gà, cá, tôm, đặc biệt là các loại cá biển nước sâu giàu omega-3,... Tần suất ăn thịt trắng sẽ dao động trong khoảng từ 3-4 lần trong 1 tuần.
- Giảm lượng thực phẩm giàu chất béo, giàu cholesterol từ mỡ động vật, nội tạng, các món chiên, rán, xào.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ như rau xanh, hoa quả.
- Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Đối với người bị suy dinh dưỡng th́ chỉ ăn ngày 3 bữa là chưa đủ mà gia đ́nh nên tăng thêm 1-2 bữa, thậm chí là 3 bữa phụ cho người cao tuổi. Các bữa phụ có thể là các món như cháo, súp, sinh tố, sữa,... và tuyệt đối không sử dụng đồ ăn nhanh cho bữa phụ của người cao tuổi.
Bổ sung dinh dưỡng qua đường uống
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă khuyến cáo trong trường hợp người cao tuổi bị suy dinh dưỡng và không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thông qua thực phẩm th́ gia đ́nh có thể bổ sung chất dinh dưỡng thông qua đường uống.
- Người cao tuổi cần chú ư uống đủ nước.
- Thường xuyên cho người cao tuổi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tăng cường bổ sung vitamin D bằng liều duy tŕ hàng ngày để pḥng tránh loăng xương.
Cuối cùng, bên cạnh chế độ ăn uống hợp lư, người cao tuổi cũng nên cố gắng tăng cường các hoạt động thể lực phù hợp với thể trạng của bản thân để giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
VietBF @ Sưu tầm