Khả năng "tái nhiễm" hoàn toàn có thể xảy ra nên dù đă khỏi bệnh th́ chúng ta cũng không nên chủ quan, lơ là khi tiếp xúc với mọi người.
Những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 tại nhiều tỉnh thành liên tiếp tăng cao. Dù vậy, đa số các triệu chứng đều không quá nguy hiểm và thường sau 7 - 10 ngày là F0 đă khỏi bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp lại gặp phải t́nh trạng "tái nhiễm" trong xă hội. Vậy F0 khi đă khỏi bệnh mà lại "tái nhiễm" th́ có đáng lo không?
Chia sẻ về vấn đề này, Bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh (Pḥng khám Gia đ́nh TP. Hồ Chí Minh) cho biết: "Thường th́ khi đă nhiễm virus rồi, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể mới để bảo vệ. Gần đây trong cộng đồng đă xuất hiện một số ca tái nhiễm trở lại sau 1 tháng. Tuy nhiên, từ những lần nhiễm sau th́ bệnh lại rất nhẹ, thậm chí không có triệu chứng nào luôn.
Theo số liệu thống kê th́ người tái nhiễm 2 lần với bệnh cũng rất nhiều nhưng thời gian cũng phải khoảng trên 1 tháng. Dù vậy, tỷ lệ người dân tiêm đủ trên 2 mũi và hoàn thành mũi 3 hiện nay cũng đạt con số khá tốt nên dù có tái nhiễm cũng không cần quá lo".
Từ chia sẻ của bác sĩ, có thể thấy khả năng "tái nhiễm" khi đă khỏi bệnh không phải là không có. Nhưng người dân không cần quá lo lắng, hoảng hốt bởi chúng ta đă tiêm vắc-xin pḥng bệnh rồi nên có mắc phải lần nữa th́ cơ thể cũng sẽ phục hồi nhanh hơn.
Khi có kết quả test nhanh hoặc test PCR dương tính với SARS-CoV-2, F0 cần làm ǵ?
Bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh cho rằng: "Các F0 cần b́nh tĩnh, tuyệt đối không hoang mang, hoảng loạn. Ở nhà cần chuẩn bị máy đo Sp02, nhiệt kế và máy đo huyết áp. Trong đó, máy đo Sp02 là thứ cần phải có trong nhà để trực tiếp tham gia vào quá tŕnh điều trị nhằm đo được nồng độ oxy máu của bệnh nhân. Việc thứ 2 là phải ghi lại toàn bộ các thông tin trong ngày để khi bác sĩ cần sẽ cung cấp được thông tin ngay.
Một trong những thông tin vô cùng quan trọng đối với bác sĩ đó là ngày khởi phát. Ngày khởi phát là ngày đầu tiên F0 có triệu chứng. Các triệu chứng rất mơ hồ như mệt mỏi, đau người, rát họng… Việc thứ 3 là t́m trong danh sách điện thoại ḿnh xem có ai là bác sĩ, có ai là y tá để hỗ trợ ḿnh trong thời gian ở nhà tự điều trị. Nếu không có th́ cũng không sao. Cuối cùng là nên liên hệ với trạm y tế phường. Đó là những việc mà chúng ta cần làm khi phát hiện ḿnh là F0".