Đường là chất dinh dưỡng cần thiết giúp duy trì hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là đường trong các sản phẩm bánh, mứt, kẹo, nước ngọt… ngày Tết lại có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh.
1. Vai trò của đường trong cơ thể
Đường là một loại carbohydrate xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Cơ thể chủ yếu sử dụng carbohydrate làm nguồn năng lượng để não, hệ thần kinh trung ương và các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.
Có 2 loại đường: đường tự nhiên và đường bổ sung. Đường tự nhiên có trong các loại thực phẩm như: trái cây, rau quả, gạo, ngũ cốc là những thực phẩm lành mạnh có chứa nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Đường bổ sung là thành phần chính trong các loại bánh, kẹo, nước ngọt… và thực phẩm chế biến sẵn khác.
Không giống với đường tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe, các loại đường bổ sung thiếu các chất dinh dưỡng này nhưng được hấp thu nhanh, do đó làm tăng nhanh lượng đường trong máu, thúc đẩy tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn. Nếu tuyến tụy không thể đáp ứng nhu cầu này, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến insulin và bệnh đái tháo đường.
Đường bổ sung cũng là nguyên nhân gây viêm trong cơ thể, căng thẳng oxy hóa và béo phì. Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, lão hóa sớm…
Các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt… ngày Tết chứa rất nhiều đường bổ sung.
2. Những nguy cơ khi ăn quá nhiều đường
2.1. Sâu răng
Đường nuôi vi khuẩn sống trong miệng. Khi vi khuẩn tiêu hóa đường, chúng tạo ra axit như một chất thải. Axit này có thể ăn mòn men răng, dẫn đến các lỗ hoặc sâu răng trên răng.
Do đó, những người thường xuyên ăn thức ăn có đường, đặc biệt là bánh kẹo, đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống có đường có nhiều nguy cơ sâu răng hơn những người ăn ít các loại thực phẩm này.
TS. BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia.Uống nước ngọt nhiều làm tăng nguy cơ mắc cũng như kém kiểm soát bệnh ở những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, các bệnh gan, ung thư, bệnh gút, bệnh loãng xương ở người cao tuổi.
https://suckhoedoisong.vn/uong-mot-lo...2.2. Tăng cân và béo phì
Một trong những hậu quả lớn nhất của việc ăn quá nhiều đường là tăng cân. Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ tiết ra insulin để giúp giảm lượng đường trong máu xuống mức bình thường. Insulin tự nhiên là một loại hormone lưu trữ chất béo. Vì vậy, càng ăn nhiều đường, cơ thể chúng ta càng tiết ra nhiều insulin và điều này khiến cơ thể càng bổ sung chất béo.
Đồ ăn thức uống có đường khiến bạn rất nhanh đói trở lại, và càng ăn nhiều bạn sẽ càng tăng cân và nếu không thay đổi thì sẽ dẫn đến béo phì.
Ăn quá nhiều đường gây tăng cân, béo phì.
2.3. Bệnh đái tháo đường và kháng insulin
Nghiên cứu đã chứng minh, lượng đường cao trong chế độ ăn uống có thể gây ra bệnh đái tháo đường loại 2 theo thời gian.
Ngoài ra các yếu tố nguy cơ do ăn quá nhiều đường như béo phì và kháng insulin cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
2.4. Bệnh tim mạch
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ nhiều đường bổ sung hàng ngày có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn so với những người tiêu thụ ít đường bổ sung.
Đối với những người tiêu thụ từ 21% năng lượng trở lên từ đường bổ sung thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ tăng gấp đôi.
2.5. Tăng huyết áp
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa đồ uống có đường và bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp lại là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Điều này có nghĩa, ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc cả hai bệnh này.
2.6. Khiến da nhanh lão hóa
Da chủ yếu được cấu tạo bởi collagen và elastin. Khi ăn quá nhiều đường có thể phá hủy collagen và đẩy nhanh quá trình lão hóa da dẫn đến hình thành nếp nhăn sớm và da chảy xệ.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những người uống đồ uống có đường từ 7 lần/tuần trở lên có nhiều khả năng bị mụn trứng cá ở mức độ trung bình hoặc nặng.
Ăn quá nhiều đường có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
3. Làm thế nào để giảm đường bổ sung?
Cách tốt nhất là hạn chế các thực phẩm chứa đường bổ sung như: các loại bánh ngọt, kẹo, mứt, nước ngọt, soda, thực phẩm chế biến sẵn…
Thay thế các thực phẩm chứa đường bổ sung bằng thực phẩm chứa đường tự nhiên như trái cây, rau quả, ngũ cốc… chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Kiểm tra nhãn thực phẩm trước khi sử dụng để biết thành phần, lượng đường bổ sung trong sản phẩm để quyết định có nên sử dụng hay không.
Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn. Các nhà sản xuất thường thêm đường vào thực phẩm để làm cho chúng hấp dẫn hơn. Và người tiêu dùng rất khó để nhận biết được thực phẩm đó chứa bao nhiêu đường. Thay vào đó nên sử dụng các thực phẩm toàn phần tự nhiên và nấu ăn tại nhà sẽ tốt hơn rất nhiều.
Cách tốt nhất là hạn chế các thực phẩm chứa đường bổ sung.