1/8
Ngày 30 Tháng Mười Hai năm 2021, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có thư ngỏ với nội dung khuyến cáo người dân không về quê dịp Tết Nhâm Dần 2022 nếu không thực sự cần thiết, chung tay cùng thành phố pḥng chống dịch.
Cùng ngày, lănh đạo huyện Nông Cống (Thanh Hoá) cũng hùa theo, có thư ngỏ khuyên người dân không nên về Tết. Theo ông Chủ tịch huyện Nguyễn Lợi Đức, nội dung thư ngỏ mang tính chất khuyên chứ không hề cấm đoán.
Ở Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng ban hành chỉ thị về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Trong đó ông Thanh yêu cầu các địa phương trực thuộc “tuyên truyền nhân dân, vận động người thân đang sinh sống, làm việc ở nơi có dịch không trở về tỉnh khi không thật sự cần thiết”.
Những việc làm của các lănh đạo địa phương có những cuộc “vận động” kiểu như thế, đă làm bùng nổ sự bất b́nh đối với nhiều người dân xa xứ, đang mong mỏi ngày về để được đoàn tụ với gia đ́nh trong dịp tết.
Một nhà dân ở Nga Sơn, Thanh Hoá “được” dán biển cách ly do có người từ tỉnh có dịch về. Ảnh: Lao Động
Đọc thư ngỏ TP Thanh Hóa vận động người dân ở xa tạm thời không về quê đón Tết, Mai Phương bấm điện thoại cho mẹ, ngập ngừng hỏi: “Con cứ về có được không?”
Gần một năm bám trụ ở Hà Nội, hạn chế về quê để pḥng chống dịch nên cô gái 27 tuổi, trú quận Thanh Xuân đang rất nóng ḷng được đoàn tụ với bố mẹ trong dịp Tết sắp tới. Nhưng kế hoạch của cô có nguy cơ đổ bể.
“Vận động là kiểu ‘rất nửa nạc nửa mỡ’ khiến những người như tôi đi không được, ở không xong và có cảm giác bị chính quê hương ḿnh kỳ thị”, Mai Phương nói với giọng bất b́nh. Cô cho rằng, khi cả nước chuyển sang chiến lược thích ứng an toàn với Covid-19 và Việt Nam trong sáu nước phủ vaccine cao nhất thế giới, hành động của TP Thanh Hóa “rất khó hiểu”.
“Có người độc miệng c̣n bảo đi làm xa chẳng mang điều ǵ tốt đẹp, chỉ đem dịch bệnh để quê nhà mất Tết. Nhưng xa nhà mới hiểu, cả năm chờ mỗi Tết để được gặp cha mẹ mà nói không thật sự cần thiết th́ cái ǵ mới gọi là cần thiết?”, Phương nói.
Chung nỗi niềm, Minh Ánh, 26 tuổi, quê Sơn La tỏ rơ sự lo lắng khi UBND xă Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, ngày 30 Tháng Mười Hai năm 2021 cũng có công văn yêu cầu lao động làm việc ngoại tỉnh có nhu cầu về quê, cần về trước ngày 10 Tháng Giêng năm 2022 (8 tháng Chạp), nhằm bảo đảm cách ly y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
“Bắt về quê trước 22 ngày quá vô lư, chẳng khác nào ép người dân nghỉ việc”, Ánh nói và cho rằng chính quyền cố t́nh gây khó dễ, cản trở người dân đoàn tụ gia đ́nh.
Một em bé ngủ trên xe máy, sau khi cha mẹ chở hai ngày trời từ B́nh Dương về ngang Đà Nẵng, trưa 10 Tháng Mười năm 2021 – Ảnh: VNExpress
Ông Hà Văn Phúc, Chủ tịch UBND xă Chiềng Yên giải thích: “Nếu theo lịch phải 27-28 Tết người dân mới được nghỉ, thời gian theo dơi sức khỏe ngắn, trong khi mọi người lại đi chúc tụng khắp nơi, nguy cơ bùng phát dịch sẽ lớn”. Tuy vậy, ngày 4 Tháng Giêng năm 2022, ông Phúc cũng đă có văn bản điều chỉnh, bỏ yêu cầu người lao động về địa phương trước ngày 10 Tháng Giêng.
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội nhận xét:
“Việc di chuyển giữa các tỉnh không thể làm bùng dịch, nếu người dân thực hiện nghiêm quy định phong ngừa. Chúng ta cũng không sợ t́nh trạng dịch lan truyền từ tỉnh này sang tỉnh kia bởi giờ tỉnh nào cũng có”. Ông cho rằng việc yêu cầu người dân về sớm để cách ly hay vận động “đừng về quê ăn Tết” không có nhiều hiệu quả pḥng chống dịch.
Bên cạnh đó, ông Hùng c̣n cho rằng, quy định cách ly 14 ngày đối với người về từ vùng dịch ở nhiều địa phương chưa thật sự thỏa đáng, khi người dân đa phần đă tiêm hai mũi vaccine.
Quảng Nam tuyên truyền người dân vận động người thân “không về quê ăn Tết khi không cần thiết” – Minh họa: Lao Động
Đến giờ Lan Hương, 18 tuổi, ở quận Tân B́nh, Sài G̣n, vẫn phân vân nên về hay ở bởi quy định cách ly khi về Thanh Hóa. “Cả năm xa nhà, không về th́ nhớ bố mẹ, mà về phải tự cách ly 14 ngày, trong khi chỉ được nghỉ 9 ngày. Không cấm về, nhưng các biện pháp cách ly chẳng khác gây khó dễ, đường về ngày một càng xa”.
C̣n với Mai Phương, cô nói dù lănh đạo thành phố Thanh Hóa có cái kiểu vận động “đừng về” quái gở này, cô vẫn sẽ về và thực hiện cách ly nghiêm chỉnh tại nhà. Cô nhất định về v́: “Cả năm đi làm, những đứa con xa nhà như tôi chỉ muốn được đoàn tụ”.
Trên nhiều diễn đàn, người dân nói thẳng với nhau là các lănh đạo địa phương đừng nên dùng những từ “mỹ miều” để đánh tráo khái niệm “vận động” và “cấm đoán”. Đó chính là cách hành xử gây tổn thương chính người dân quê ḿnh. Một cách hành xử, nói thẳng ra là v́ cái ghế, v́ nỗi “sợ bung, toang” chứ không phải v́ người dân.
(Tổng hợp)
|
|