12/21
Vào thứ Tư (8/12), tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (GSO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đă công bố kết quả điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2020-2021. Đây được biết là cuộc khảo sát có quy mô lớn nhất ở Việt Nam và trên thế giới cho đến nay với mục tiêu cung cấp cơ sở khoa học giúp cải thiện quyền và phúc lợi của trẻ em và phụ nữ.
Theo bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết, có năm điểm đáng chú ư trong kết quả khảo sát.
Thứ nhất, phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Mông, là nhóm dễ bị tổn thương nhất. Dữ kiện cho thấy, chỉ có 36.1% phụ nữ người Mông biết chữ trong khi tỷ lệ này ở nhóm dân tộc thiểu số khác là 69.4%. Có tới 5.4% gia đ́nh người Mông không được tiếp cận với điện và năng lượng sạch để đun nấu, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 5 nhóm dân tộc. Ngoài ra, trẻ em gái dân tộc thiểu số phải đối mặt với nhiều rủi ro như vấn đề tảo hôn và không được tạo điều kiện đến trường.
Thứ hai, khảo sát cho thấy t́nh trạng thiếu kỹ năng tin học của người dân trên cả nước khi chỉ có hơn 30% dân số biết sử dụng máy vi tính.
Thứ ba, trẻ em có nguy cơ bỏ học tăng dần theo cấp học và nhóm tuổi. Thứ tư, việc giáo dục trẻ em bằng đ̣n roi trong gia đ́nh vẫn c̣n là một thực trạng phổ biến.
Cuối cùng, có tới 50% người Việt Nam trên toàn quốc không được tiếp cận với nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn.
|