Chúng ta thường nghe nói về vitamin A, B, C, D và E nhưng lại rất ít khi nghe nói về vitamin F. Dù ít nhắc đến nhưng vitamin F lại đóng vai tṛ quan trọng với sức khỏe.
Một trong những nguyên nhân khiến vitamin F ít được biết đến là v́ về mặt kỹ thuật, nó không thực sự là một loại vitamin. Vitamin F được phát hiện vào những năm 1920 khi các nhà khoa học nhận thấy chế độ ăn không có chất béo ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe ở chuột thí nghiệm, theo Healthline.
Mọi nguời có thể bổ sung vitamin F qua các loại quả hạch, trong đó có quả óc chó
Các nhà khoa học đă gọi 2 loại chất béo mà những con chuột c̣n thiếu là vitamin F. Hai loại chất béo này là a xít alpha-linolenic (ALA) và a xít linoleic (LA).
Chất béo ALA và LA đóng vào tṛ quan trọng với quá tŕnh sinh học của cơ thể, trong đó có đảm bảo sự phát triển b́nh thường của tế bào, hỗ trợ thị lực và chức năng năo, chuyển hóa calo dư thừa thành chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần.
ALA nằm trong nhóm chất béo omega-3, có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Trong khi đó, LA nằm trong nhóm chất béo omega-6, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin F nên phải bổ sung từ thực phẩm hằng ngày. Khi thiếu vitamin F, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng bất thường.
Triệu chứng thường gặp nhất khi thiếu vitamin F là da bị khô và bong tróc. Thiếu vitamin F trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm tuyến tiền liệt, gặp các vấn đề về thị lực và trí nhớ.
Để ngăn ngừa nguy cơ thiếu vitamin F, mọi người cần ăn các loại thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 như trái bơ, rau lá xanh, các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt chia.
Ngoài ra, các loại cá ṃi, cá tuyết, cá hồi và cá ngừ cũng rất giàu omega-3. Bên cạnh đó, mọi người cần tránh các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo có hại cao như thực phẩm chiên hay các món có nhiều dầu mỡ, theo Healthline.