Thuật ngữ hổ giấy thường được Trung Quốc sử dụng trong những năm 1950, khi đối đầu giữa hai nước lên đỉnh điểm. Phải chăng, trong cuộc đối đầu Trung-Mỹ hiện nay, Mỹ chỉ là hổ giấy?
Ái nữ Huawei trở về
Một buổi tối cuối tháng 9 vừa qua, sân bay Bảo An ở thành phố Thâm Quyến tràn ngập cờ hoa và biểu ngữ chào mừng. Hàng trăm người tụ tập ở đây để đón chào bà Mạnh Văn Chu, ái nữ của người sáng lập Tập đoàn Huawei của Trung Quốc, ông Nhậm Chính Phi, mới được một thẩm phán Canada ra phán quyết trả lại tự do hôm trước.
Bà Mạnh Văn Chu là Giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei, bị phía Canada bắt giữ khi quá cảnh tại sân bay Vancouver ngày 1-12-2018 theo đề nghị của Mỹ với cáo buộc nói dối về hoạt động kinh doanh (của Huawei) vi phạm lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran. Washington yêu cầu phía Canada dẫn độ bà Mạnh Văn Chu sang Mỹ xét xử và cuộc chiến pháp lư xoay quanh yêu cầu này diễn ra trong suốt gần 3 năm qua đă khiến bà Mạnh Văn Chu bị giam lỏng trong căn hộ của bà ở Canada với thiết bị gắn lên cổ chân để theo dơi.
Bà Mạnh Văn Chu được trả tự do có điều kiện sau một phiên điều trần trực tuyến do ṭa án Brooklyn tại thành phố New York của Mỹ chủ tŕ, theo đó bà Mạnh một lần nữa không thừa nhận những cáo buộc của Mỹ nhưng theo thỏa thuận, bà thừa nhận đă từng cung cấp "những tuyên bố sai lệch" (về mối quan hệ giữa Huawei và Iran). Phía Mỹ nói thỏa thuận hoăn truy tố sẽ có hiệu lực 4 năm, từ ngày bà Mạnh bị bắt đến ngày 1-12-2022, nếu bà Mạnh tuân thủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận, Mỹ sẽ tiến tới xóa bỏ các cáo buộc chống lại bà c̣n ngược lại, bà Mạnh vẫn có thể bị truy tố...
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại cuộc họp thông báo thành lập Aukus cùng Anh và Australia. Ảnh: L.G
Đó chính là lư do khiến bà Mạnh được trở về Thâm Quyến, nơi đặt trụ sở của tập đoàn công nghệ Huawei, bằng một chuyến bay thuê bao của Chính phủ Trung Quốc. Ở sân bay, thảm đỏ được trải đến sát chân cầu thang máy bay và hàng trăm người đă vẫy cờ hoa chào mừng bà về nhà...
Sự kiện Chính phủ Trung Quốc trải thảm đỏ và tổ chức đón tiếp ŕnh rang bà Mạnh Văn Chu cho thấy cái bề mặt nổi sóng của cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ đang vào hồi quyết liệt. Đánh giá việc bà Mạnh Văn Chu trở về nhà, Nhân dân Nhật báo, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi sự kiện này là "chiến thắng lớn của nhân dân Trung Quốc". Một giáo sư về Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh tuyên bố rằng "sự kiện này nhắc người Trung Quốc rằng Đế quốc Mỹ chỉ là con "hổ giấy", rằng họ không thể đánh bại bạn chừng nào bạn không từ bỏ".
Nên nhớ rằng, những thuật ngữ "hổ giấy" là do Trung Quốc thường xuyên sử dụng trong những năm 50 của thế kỷ trước, khi mà t́nh trạng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm.
Phải chăng, trong cuộc đối đầu Trung - Mỹ hiện nay, Mỹ chỉ là "hổ giấy"?
Lấp chỗ trống
Kể từ Chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến năm 1949, khi Liên Xô lần đầu tiên cho nổ thử quả bom nguyên tử đầu tiên của nước này, Mỹ đă đóng vai tṛ lănh đạo thế giới bằng một thị trường quốc tế cho phép các công ty Mỹ có sức cạnh tranh cao, các mối quan hệ hợp tác đa phương dựa trên các liên minh và một cuộc Thập tự chinh ư thức hệ cho phép hợp pháp hóa các hoạt động can thiệp quân sự nếu thấy cần thiết.
Khi Liên Xô làm chủ được công nghệ vũ khí nguyên tử (sau đó là hạt nhân), Mỹ mất thế độc quyền áp đặt răn đe, thế giới bước cuộc Chiến tranh Lạnh dựa trên sự cân bằng của nỗi sợ hủy diệt lẫn nhau giữa Mỹ và Liên Xô. Thế cân bằng này bị phá vỡ vào năm 1991 khi Liên Xô đột ngột biến mất, thay thế bằng một nước Nga khó nhọc đi t́m lại vị thế của ḿnh.
Một lần nữa, Mỹ lại tự cho ḿnh gánh vác vai tṛ lănh đạo thế giới. Nhưng sau sự sụp đổ của Liên Xô, t́nh trạng Mỹ một ḿnh "múa gậy vườn hoang" kéo dài không lâu. Bước sang thế kỷ XXI, các nhà lănh đạo Mỹ, lần lượt trong suốt 2 thập niên qua, bất chợt nhận ra một thách thức lớn dần: Trung Quốc.
Năm 2011, chính quyền của Tổng thống Obama khẩn trương thực hiện chính sách "xoay trục" sang châu Á với "xương sống" là Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương TPP, một cơ chế đảm bảo các tiêu chí tự do thương mại và công nghệ mới vẫn sẽ do Mỹ quyết định.
Tuy vậy, người tính không bằng... người khác tính! Sau khi vượt qua ứng cử viên đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống cuối năm 2015, vừa vào Nhà Trắng đầu năm 2016, một trong những việc đầu tiên ông Trump làm ở cương vị mới là rút Mỹ khỏi TPP, vốn bị ông coi là đi ngược lại lợi ích của Mỹ.
Không phải ông Trump không nhận ra rằng cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu do Tổng thống Mỹ Bush (con) phát động sau vụ tấn công khủng bố 11-9-2001 đă được thay thế bằng cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc, mà ở đây là giữa Mỹ với Trung Quốc. Nhưng, vốn là người ưa thích các biện pháp dân túy, ông Trump đặt cược vào các đ̣n bẩy thuế quan trong cuộc cạnh tranh này. Thương chiến Mỹ-Trung nổ ra như một sự tất yếu, rồi từ thương mại chuyển sang lĩnh vực công nghệ mà vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Chu chỉ là phần nổi của tảng băng xung đột lợi ích Mỹ-Trung.
Bằng những quyết định và biện pháp theo chiều hướng biệt lập của ḿnh, ông Trump chỉ làm cho vị thế của Mỹ (so với Trung Quốc) thêm tệ hơn mà thôi. Quanh một bàn cờ thế với nhiều đấu thủ, khi một tay chơi tự nguyện rút đi, đương nhiên là sẽ có ngay người khác nhảy vào lấp chỗ trống.
Sự thỏa hiệp có chủ ư
Khi ông Joe Biden lên nắm quyền, ưu tiên số 1 của người một thời từng là phó tướng cho Tổng thống Obama là khôi phục lại vị thế lănh đạo của Mỹ. Bằng cách nào? Bằng cách tiếp tục cuộc cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trên mọi mặt trận nhưng với những phương thức khác hẳn so với người tiền nhiệm, mà mấu chốt trong số đó là khôi phục các liên minh mà ông Trump đă phần nào hủy hoại.
Không những thế, ông Biden c̣n củng cố và làm mới các cơ chế cũ, mang lại cho chúng sức mạnh, chẳng hạn như Bộ tứ Mỹ-Nhật-Australia-Ấn (tập trận quân sự chung, duy tŕ họp thượng đỉnh thường niên); thậm chí, chính quyền của ông Biden c̣n đi xa hơn bằng cách lập ra những liên minh mới mà thỏa thuận bất ngờ AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia (về việc chuyển giao công nghệ hạt nhân cho hạm đội tàu ngầm Australia) đă làm rung chuyển đời sống quốc tế, khiến không chỉ đối thủ mà ngay cả một vài đồng minh của Mỹ cũng phải sửng sốt.
Trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược này, ông Biden đă biết rút ra những kinh nghiệm từ cách tiếp cận với thách thức Trung Quốc không hiệu quả của hai người tiền nhiệm Barack Obama và Donald Trump. Siết chặt kiềm chế Trung Quốc bằng các liên minh, bằng việc tiếp tục duy tŕ các lệnh trừng phạt kinh tế - công nghệ từ thời ông Trump, ông Biden vẫn để chỗ cho những lĩnh vực hợp tác với đối thủ của ḿnh, chẳng hạn như về biến đổi khí hậu hay chương tŕnh hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Vụ thả bà Mạnh Văn Chu nằm trong chiến lược ḥa dịu ấy, không chỉ v́ nó diễn ra mươi ngày sau tuyên bố chính thức về sự ra đời AUKUS khiến Trung Quốc vô cùng giận dữ, mà c̣n là một động thái cho thấy Washington sẵn sàng thỏa hiệp trên những vấn đề nhỏ để đạt lợi ích thực dụng lớn hơn.
Đánh giá của một bộ phận truyền thông Trung Quốc rằng Mỹ là "hổ giấy" hay sự chỉ trích của một số chính trị gia Mỹ trước quyết định này thật sự không làm Nhà Trắng bận tâm.
"Gấu trúc" hay "chiến lang"?
Tràn đầy hứng khởi sau cuộc đón tiếp bà Mănh Văn Chu, một thường dân, với thảm đỏ, cờ hoa và đài trung ương truyền h́nh trực tiếp trong nhiều giờ đồng hồ, thế nhưng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiểu rằng tầm mức cuộc phóng thích này không đủ lớn để xoay chuyển cuộc đối đầu Mỹ - Trung đă bước vào giai đoạn quyết liệt. Gọi Mỹ là "hổ giấy" chỉ có tác dụng ve vuốt tâm lư dân tộc chủ nghĩa của một bộ phận quần chúng. Nó là một biểu hiện của sự thay đổi chiều hướng chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc duy tŕ chính sách "ngoại giao gấu trúc", chú trọng h́nh ảnh hiền ḥa, nhu ḿ, tranh thủ xây dựng h́nh ảnh một nước Trung Quốc thân thiện, trỗi dậy ḥa b́nh, cố gắng không gây lo ngại cho các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế.
Nhưng, khi Trung Quốc bắt đầu chèn ép các nước láng giềng, đưa ra những đ̣i hỏi phi lư về lănh thổ vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định bắt đầu một kỷ nguyên mới trên con đường xây dựng một quốc gia hùng cường th́ giọng điệu của truyền thông Trung Quốc bắt đầu thay đổi.
Đặc biệt là khi cuộc cạnh tranh với Mỹ bị đẩy lên đỉnh điểm căng thẳng với hàng loạt những vụ ăn miếng trả miếng, "ngoại giao gấu trúc" đă chuyển sang "ngoại giao chiến lang", cứng rắn, đôi lúc quá lố, tạo ra một h́nh ảnh xấu về Trung Quốc. Một học giả, ông Trữ Ân, Phó Giám đốc Trung tâm Toàn cầu hóa Trung Quốc, đă b́nh luận: "Ban đầu, chúng tôi tin rằng việc nói tốt tiếng Anh sẽ giúp kể câu chuyện về Trung Quốc. Giờ đây, khi chúng tôi có thể kể các câu chuyện về Trung Quốc bằng tiếng Anh một cách lưu loát th́ các đồng nghiệp nước ngoài lại không hiểu ǵ cả!".
Dĩ nhiên, dù bằng ngôn ngữ của "gấu trúc" hay của "chiến lang" th́ chưa bao giờ là đủ để cạnh tranh với Mỹ. Trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược c̣n kéo dài này, Trung Quốc sẽ phải huy động tổng lực mọi sức mạnh của ḿnh để chống trả lại con "hổ giấy" Mỹ.
VietBF @ Sưu tầm