Trong đại dịch coronavirus. Cos 31 triệu người trên thế giới đã bị đẩy xuống diện có mức sống nghèo khổ, những nỗ lực toàn cầu nhằm xóa bỏ đói nghèo đã bị đẩy lùi bốn năm. Điều này được ghi nhận trong báo cáo của Quỹ Bill & Melinda Gates.
CNBC chỉ ra rằng tỷ lệ dân số thế giới sống trong tình trạng nghèo cùng cực đã giảm từ 37% xuống còn 9% trong hai thập kỷ qua. Kết quả giảm tỷ lệ đói nghèo đó bị đình trệ và có khả năng vẫn ở mức hiện tại khi virus đột biến lây lan.
Sự xuất hiện của các biến chủng coronavirus mới đã làm bùng phát những đợt dịch bệnh mới. Giám đốc điều hành Quỹ Gates ông Mark Suzman cho biết hầu hết các ca nhiễm bệnh hiện nay xảy ra ở các nước nghèo, nơi tỷ lệ tiêm vắc xin trong dân chưa đến 1%.
Khoảng 5,5 tỷ liều vắc-xin coronavirus đã được sử dụng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% trong số đó là ở các nước có thu nhập trung bình cao.
Hầu hết người dân ở các nước phát triển đều được tiêm chủng nên 90% trong số họ sẽ trở lại mức thu nhập bình quân đầu người trước đại dịch vào năm 2022, nhưng chỉ một phần ba số các nước có thu nhập thấp và trung bình có khả năng đạt được mức như vậy. Ở khu vực này tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức thấp nhất - 2,9% - trong vòng 20 năm qua.
Đại dịch coronavirus kéo theo tỷ lệ thất nghiệp cao đến mức kỷ lục trên toàn thế giới. Các chuyên gia lo ngại rằng ảnh hưởng của đại dịch đến kinh tế có thể còn tồi tệ hơn. Dấu hiệu này thể hiện rõ tại các nước đang phát triển ở châu Á, nơi những tiến bộ về chăm sóc y tế đang bị đình trệ.