9/8
Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Stanford, có tới 7,000 ca sinh non tại California trong sáu năm qua, có thể liên quan đến việc bà mẹ mang thai tiếp xúc với khói trong các vụ cháy rừng.
Các nhà nghiên cứu tại Stanford đă phân tích dữ liệu về ba triệu ca sinh ở California từ năm 2006 đến năm 2012, và đưa ra dữ liệu những phụ nữ mang thai tiếp xúc với khói lửa rừng có nhiều khả năng sinh con sớm và trẻ sơ sinh chậm phát triển.
Nghiên cứu này chỉ ra tác hại của khói lửa cháy rừng và cho thấy thai phụ cần đặc biệt cẩn thận khi ở trong nhà hoặc đeo khẩu trang nếu có nguy cơ bị khói.
Nh́n chung, các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 3.7% số ca sinh non từ năm 2007 đến năm 2012 có thể liên quan đến khói lửa cháy rừng.
Trẻ sinh non có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng về phát triển thần kinh, tiêu hóa và hô hấp.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đưa ra giả thuyết rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm “gây ra phản ứng viêm” và các bà mẹ có thể sinh sớm. Tiếp xúc hàng ngày với khói lửa làm tăng nguy cơ sinh non cho các bà mẹ khoảng 0,5%.
Tiếp xúc với khói hàng tuần làm tăng nguy cơ sinh non lên 3.4%.
Các nhà nghiên cứu đă thử nghiệm phân tích đối với các chủng tộc, dân tộc và nhóm thu nhập khác nhau và nhận thấy mức độ gia tăng rủi ro tổng thể tương tự nhau. Điều này cho thấy khói cháy rừng có hại cho tất cả các bà mẹ ở California.
Năm 2011, năm ít khói lửa, chỉ 1.8% ca sinh non có liên quan đến khói lửa.
Nhưng vào năm 2008, 6.3% ca sinh non có liên quan đến khói. Năm nay là một năm có mùa cháy rừng lớn, rất nguy hiểm, kết hợp với các yếu tố như băo lớn và nhiệt độ cao. Các vụ cháy năm 2020 và 2021 đă phá vỡ kỷ lục được thiết lập vào năm 2008.
Khi mùa cháy rừng tồi tệ hơn ở bờ biển phía Tây, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng các tác động đến sức khỏe, bao gồm cả sinh non, sẽ tăng lên. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng về sức khỏe cộng đồng.
Các nhà nghiên cứu lưu ư rằng các ước tính có thể không chính xác v́ mức độ khói và ô nhiễm có thể khác nhau trong mă vùng. Được biết, các nghiên cứu trong tương lai sẽ hoạt động để có được các phép đo chính xác hơn về ô nhiễm PM2.5 do khói lửa gây ra, cho phép các nghiên cứu sức khỏe có độ chính xác cao hơn nữa.
Theo SGN