Chớ có coi thường đau lưng v́ chính đau lưng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư nguy hiểm. Bác sĩ Trần Kiến B́nh cho biết, việc xác định nguyên nhân gây đau lưng rất quan trọng khi lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
Khoảng 85-90% đau lưng nhưng không có bệnh lư nào được t́m thấy. Các trường hợp c̣n lại là một triệu chứng trong nhiều bệnh lư như suy giảm chức năng thần kinh, găy xương, nhiễm trùng hoặc do bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng như u ác tính (ít).
Một số loại ung thư có thể gây đau lưng như cột sống, đại trực tràng, phổi, vú, tuyến tiền liệt... Xu hướng thường là di căn từ vị trí khác đến xương cột sống hơn là do khối u nguyên phát tại chỗ. Dù vậy, đây không phải là triệu chứng đặc hiệu trong những trường hợp này.
Việc xác định nguyên nhân gây đau lưng là từ bệnh lư nào rất quan trọng trong lựa chọn phương pháp điều trị. Ví dụ, bạn phát hiện sớm ung thư cột sống có thể kịp thời ngăn chặn sự di căn lan rộng; xác định găy cột sống sẽ tránh sử dụng các thuốc chống chỉ định. Hơn nữa, bác sĩ có thể giúp người bệnh thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng xa hơn như đo độ loăng xương để điều trị thêm.
Các triệu chứng kèm đau lưng trong bệnh lư ung thư
Theo ước tính tại Mỹ, khoảng 80% dân số phải đối phó với triệu chứng đau lưng trong suốt cuộc đời của họ. Các nguyên nhân được liệt kê bao gồm bất thường bẩm sinh, chấn thương do mang vác vật nặng, những thay đổi cột sống liên quan tuổi già (thoái hóa cột sống), các vấn đề về dây thần kinh và tủy sống, tổn thương từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra.
Một số loại ung thư có thể gây đau lưng như cột sống, đại trực tràng, phổi, vú, tuyến tiền liệt. Ảnh: Oneillchiro.
Đối với nguyên nhân là ung thư, đau lưng thường kết hợp kèm với một số triệu chứng khác liên quan bệnh hoặc trong một số điều kiện nhất định như:
Cảm giác yếu, ngứa ran, châm chích hoặc tê ở tay hoặc chân.
Một người từng có tiền sử mắc bệnh ung thư, xuất hiện đau lưng kèm theo dấu hiệu khác. Ví dụ, những trường hợp trên, chúng ta có thể nghĩ là bệnh ung thư tiến triển hoặc tái phát. Nếu lo lắng đến t́nh trạng đau lưng, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn, làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định.
Các trường hợp gây đau lưng do ung thư
Ung thư cột sống: Khối u có thể phát triển từ bên trong xương cột sống hay các màng bảo vệ xung quanh tủy sống. Ngoài ra, cột sống cũng là vị trí phổ biến cho sự di căn xương trong trường hợp khối u ác tính ở cơ quan khác. Theo Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Mỹ (AANS - American Association of Neurological Surgeons), khoảng 30-70% trường hợp bệnh nhân ung thư sẽ di căn đến cột sống.
Ung thư phổi: AANS báo cáo rằng ung thư phổi là một trong những loại phổ biến nhất cho di căn đến xương cột sống. Chúng gây chèn ép dây thần kinh và tạo nên những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Ung thư vú: Đau lưng là một dấu hiệu hoàn toàn có thể xảy ra trong ung thư vú. Tỷ lệ di căn xương trong loại ung thư này cũng khá phổ biến.
Ung thư đường tiêu hóa: Có thể là từ dạ dày, đại tràng hay trực tràng.
Một số loại ung thư khác như đa u tủy, hạch (Lymphôm), hắc tố ác tính (Mêlanôm), buồng trứng, thận, tuyến giáp và tiền liệt tuyến.
Theo nghiên cứu của tác giả Filipa và các cộng sự cho thấy tỷ lệ di căn xương trong một số loại ung thư như sau: ung thư vú (65-75%), tiền liệt tuyến (65-75%), tuyến giáp (60%), phổi (30-40%), bàng quang (40%), biểu mô tế nào thận (20-25%), hắc tố ác tính (14-45%).
Nhiều bệnh ung thư có triệu chứng đau lưng. Ảnh: Sitioandino.
Chẩn đoán đau lưng và ung thư
Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, cũng như tiền sử của bạn để có thể chẩn đoán nguyên nhân gây đau lưng. Ung thư là nguyên nhân không thường gặp gây đau lưng. Do đó, đối với những bệnh nhân chưa từng mắc ung thư, bác sĩ có thể định hướng đến một số nguyên nhân thường gặp hơn. Bệnh nhân cũng có thể được đề nghị một số phương pháp điều trị khác trước khi tiến hành các cận lâm sàng để sàng lọc bệnh ung thư.
Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn c̣n tồn tại dai dẳng sau các biện pháp vật lư trị liệu hoặc dùng thuốc giảm đau, chống viêm, bác sĩ có thể sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu, chẩn đoán h́nh ảnh khác. Qua đó, bác sĩ có thể xác định xem có dấu hiệu của một bệnh lư ung thư tiềm ẩn hay không.
Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần phải sàng lọc bằng chụp X-quang cột sống thắt lưng và xét nghiệm máu. Nếu cả hai phương pháp này đều không phát hiện bất thường, bạn nên sử dụng những cận lâm sàng chẩn đoán h́nh ảnh tiên tiến hơn để khảo sát.
Điều trị đau lưng do ung thư
Tùy thuộc vào loại bệnh cũng như giai đoạn mà có những phác đồ điều trị riêng biệt. Trong trường hợp c̣n phẫu thuật được, bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp này để loại bỏ khối u. Các phương pháp điều trị khác như xạ trị, hóa trị, chống tiêu xương…có thể áp dụng tùy trường hợp cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giảm đau, giăn cơ, kháng viêm hỗ trợ nhằm làm giảm bớt t́nh trạng trầm trọng của đau lưng.
Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác bệnh nhân có thể áp dụng như chườm lạnh bằng túi đá hoặc túi nước nóng lên vùng lưng trong khoảng 10-15 phút; thuốc giảm đau không kê toa (Ibuprofen hoặc Naproxen); tập thể dục nhẹ nhàng có thể giữ cho vùng lưng được khỏe và linh hoạt hơn (đi bộ hoặc các bài tập kéo dăn). Tuy nhiên, trong các trường hợp di căn xương mức độ nặng, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi tại giường và hạn chế vận động.
Tiên lượng của các bệnh nhân ung thư di căn xương thường kém do ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt. Thời gian sống được tính từ khi được chẩn đoán di căn xương của một số loại ung thư như sau: hắc tố ác tính (6 tháng), phổi (6-7 tháng), bàng quang (6-9 tháng), biểu mô tế nào thận (12 tháng), tiền liệt tuyến (12-53 tháng), vú (9-25 tháng), tuyến giáp (48 tháng).
Đau lưng có nhiều nguyên nhân và ung thư chỉ chiếm dưới 1% trong số đó. Nếu bạn có bất kỳ cơn đau ở vùng lưng mà không giải thích được, tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt, đặc biệt trong trường hợp đă có tiền căn mắc bệnh ung thư.
VietBF@ sưu tập