Sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 khiến nhiều ông lớn công nghệ chưa thể chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác.
Theo Nikkei Asia, sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 đang phá vỡ kế hoạch của Apple, Google, Amazon khi các công ty này cố gắng chuyển dây chuyền sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Theo đó, thế hệ điện thoại thông minh Pixel 6 của Google vẫn sẽ được lắp ráp tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, dù cho trước đó công ty đă lên kế hoạch sản xuất những thiết bị này tại Việt Nam. Nguồn tin từ Nikkei Asia cho biết những hạn chế trong việc di chuyển đă khiến cho Google chưa thể thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
Apple cũng sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt tai nghe AirPods thế hệ mới của hăng tại Trung Quốc, thay v́ ở Việt Nam như kế hoạch trước đó. Dù vậy, Apple vẫn đặt kỳ vọng sẽ chuyển khoảng 20% sản lượng AirPods mới sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, Táo Khuyết cũng được cho là phải hoăn lại kế hoạch đưa một số sản phẩm MacBook hay iPad sang Việt Nam để sản xuất. Nguyên nhân đến từ chuỗi cung ứng linh kiện máy tính của hăng vẫn chưa hoàn thiện và sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến cho t́nh h́nh càng trở nên khó khăn.
Quá tŕnh sản xuất một số thiết bị của Amazon như chuông cửa thông minh, camera an ninh hay loa thông minh tại Việt Nam cũng phải đối mặt với sự chậm trễ. Dây chuyền sản xuất các sản phẩm này chưa thể đi vào hoạt động do các địa phương liên tục phải thực hiện giăn cách xă hội để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.
Nhờ lực lượng lao động trẻ dồi dào và vị trí địa lư gần Trung Quốc, Việt Nam hiện thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà sản xuất công nghệ lớn, nhất là khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu trở nên căng thẳng từ năm 2018. Hàng loạt ông lớn như Apple, Google, Amazon, Microsoft và Dell đă thiết lập hoặc mở rộng nhà máy tại Việt Nam trong vài năm qua.
Dù vậy, việc xây dựng chuỗi cung ứng cần nhiều chuyên gia có tay nghề, kinh nghiệm để đào tạo nhân công trẻ. Hiện tại, cả Trung Quốc và Việt Nam đều áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ, khiến cho việc di chuyển trở nên hạn chế.
Đây là yếu tố lớn nhất khiến việc chuyển dây chuyền lắp ráp từ Trung Quốc sang Việt Nam gặp khó, theo chia sẻ của một lănh đạo trong chuỗi cung ứng là đối tác của cả Apple và Google.
Vị lănh đạo này cho biết việc sản xuất những sản phẩm mới gặp khó khăn hơn v́ các công ty và đối tác cung ứng phải làm việc chặt chẽ nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất. Trong khi đó, việc gửi chuyên gia sang cũng gặp khó khăn v́ dịch bệnh khiến Việt Nam phải siết chặt quy định nhập cảnh. Nhiều quản lư trong các chuỗi cung ứng xác nhận với Nikkei Asia rằng những nhân sự Trung Quốc hiện tại rất khó xin visa làm việc tại Việt Nam.
"Năng lực chung của kỹ sư Việt Nam vẫn chưa đủ đáp ứng các yêu cầu. Do hạn chế về di chuyển, các dây chuyền ở Việt Nam chỉ có thể đáp ứng những sản phẩm đă được sản xuất hàng loạt ở nước ngoài, chưa thể gia công một ḍng sản phẩm mới", người này nhận xét.
Trao đổi với Nikkei Asia, Annabelle Hsu, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu IDC cho rằng những khó khăn trên chỉ là tạm thời.
"Chúng tôi nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực tới dây chuyền sản xuất và sản lượng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại và chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm kiềm chế dịch bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng những biện pháp này sẽ được áp dụng lâu dài, v́ chúng có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế và tiềm năng sản xuất của Việt Nam", Hsu nhận định.
|