Con người luôn cần và khao khát những sự kết nối để cảm thấy được hiểu, trân trọng, yêu thương nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên chia sẻ, thảo luận mọi chủ đề với người khác.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, luôn có những chuyện khiến chúng ta muốn t́m người để tâm sự. Thế nhưng ḷng người cách xa nhau, bạn hoàn toàn không biết được trong mắt người khác bạn như thế nào. Có thể đối với bạn, câu chuyện bạn muốn kể tựa cả rừng cây, nhưng với người khác, đó chỉ là ngọn cỏ.
V́ vậy, cho dù là những người thân thiết, không phải ai cũng phù hợp để bạn kể hết những chuyện ở trong ḷng. Những người thực sự thông minh, họ biết cách giữ miệng và giữ bí mật!
1. Chuyện gia đ́nh
Người ta thường nói : "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Mỗi gia đ́nh đều có một câu chuyện riêng, có vui buồn, có hạnh phúc, cũng có khổ đau, chưa đến 30% dân số trên thế giới cảm thấy hạnh phúc thật sự. Có nhiều vấn đề sẽ xuất hiện trong tổ ấm của bạn như: mối quan hệ mẹ chồng - con dâu, vấn đề nuôi dạy con cái, vấn đề kinh tế, ... là yếu tố ảnh hưởng và thâm chí là nguyên nhân của nhiều sự tan vỡ. Khi nh́n vào cuộc sống của người khác, chúng ta sẽ nghĩ rằng tại sao cuộc hôn nhân của họ lại hoàn hảo đến vậy. Nhưng có một sự thật mà bạn không biết rằng, nhiều người họ thà gặm nhấm nỗi đau của ḿnh hơn là đi tâm sự với người khác.
Người ngoài, họ không thực sự quan tâm đến chuyện gia đ́nh bạn. Chia sẻ với người khác quá nhiều không chỉ khiến họ không thoải mái mà c̣n không tôn trọng người thân của ḿnh. Thậm chí, nếu chia sẻ những bí mật của nhà ḿnh với sai người sẽ c̣n gây hại về sau.
2. Chuyện t́nh cảm
Chuyện t́nh cảm dễ thay đổi và nhiều khi c̣n phức tạp hơn chuyện gia đ́nh. Khi có vấn đề trong chuyện t́nh cảm hay hôn nhân, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề chính là nói thẳng với người ấy. Chuyện riêng của hai người, nên giải quyết giữa hai người, cùng nhau ngồi lại nói chuyện và t́m cách giải quyết thay v́ t́m đến một người ngoài cuộc.
Bạn có thể cho bạn bè hoặc người nhà biết bạn có một số vấn đề nhỏ trong chuyện t́nh cảm, xin lời khuyên từ họ, thế nhưng không phải trường hợp nào cũng được. Người nhà hay bạn bè thân thiết cũng không gắn bó và hiểu nửa kia bằng bạn. Nếu bạn nói quá sâu, tiết lộ mọi suy nghĩ tiêu cực của ḿnh, điều này có thể dẫn tới một số vấn đề về sau, hay thậm chí, càng nhiều người biết, vấn đề từ nhỏ lại hóa to.
Ngoài ra, những thông tin tiêu cực có thể dễ dàng thu hút sự chú ư của người khác. Nếu bạn chọn sai người để chia sẻ, hậu quả sẽ khó lường. Đôi khi, để lộ những thông tin riêng tư có thể trở thành vũ khí chống lại chính chúng ta.
3. Chuyện của người khác
Chuyện của người khác, đừng b́nh luận đúng sai, cũng đừng kể cho một ai khác. Bởi v́, một người thích bàn chuyện đúng sai của người khác, thường sẽ trở thành người tạo ra cái đúng sai đó. Càng nói nhiều, càng dễ làm mất ḷng nhiều người.
Hemingway từng nói: "Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng lại mất hơn 60 năm cuộc đời c̣n lại để học cách im lặng."
Đôi khi, chuyện của người khác sẽ khiến bạn hứng thú, thật sự rất khó để kiềm chế sự ṭ ṃ đó, nhưng dù cho bạn tin tưởng người muốn chia sẻ cùng đến đâu th́ vẫn có khả năng họ tiết lộ một số thông tin bí mật với những người khác nữa. Điều này có thể tác động tiêu cực với bạn và ảnh hưởng mối quan hệ giữa bạn với những người bạn khác.
Dù ḷng bạn có nhiều tâm sự đến đâu, có những chuyện phải kín tiếng, không được nói cho người ngoài. Ai cũng đều có một vết thương trong ḷng, dù ít hay nhiều, sâu hay cạn. Khi sống trên đời, vui buồn sướng khổ là điều ai cũng phải trải qua, nếu phải chịu đau buồn, hăy xem đó là kinh nghiệm sống. V́ học cách cất giữ bí mật cũng là một loại kỹ năng.
VietBF@sưu tập