Mỗi giai đoạn trong cuộc đời đều có một mục tiêu riêng: Thời thơ ấu là vui chơi, tuổi trẻ là học, trung niên là làm việc nuôi gia đình, về già cũng có mục tiêu. Vậy nên hãy cố gắng giảm thiểu khả năng bệnh tật của bạn để có cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc.
Trong bài báo về người già, chủ đề nhiều người quan tâm là làm sao "chết an lạc"? Và cô Trần trở thành một ví dụ điển hình trong đó.
Cô Trần là giáo viên trường Trung học Bắc Kinh 101, vợ của giáo sư nổi tiếng Zhao Baoxiu – một trong những người sáng lập chính của khoa học chính trị Trung Quốc đương đại.
Khi được hỏi: "Làm thế nào để trải qua những năm tháng tuổi già bình yên?" Cô Trần đã chia sẻ những kinh nghiệm mà mình tích lũy được:
"Thực ra những nguyên nhân mà sau 30 tuổi, chúng ta càng dễ lo lắng đó là vì hai lý do:
Thứ nhất là dễ đau ốm, bệnh tật hơn. Cả người không còn năng động, khỏe khoắn như thời trẻ. Chính vì vậy mà không gian tiếp xúc của họ cũng dần thu hẹp, ít ra ngoài hơn.
Thứ hai là vì dễ cô đơn, nhìn bạn bè hay những người đồng trang lứa đã sớm lập gia đình, có con cái bên cạnh, còn bản thân thì chưa có gì trong tay, sẽ khiến nhiều người dễ stress, thậm chí là trầm cảm.
Chính vì vậy khi còn trẻ, tôi nghĩ rằng nên cố gắng làm những gì bản thân có thể. Thời gian còn lại, nên sắp xếp đọc sách, xem báo đài, đi dạo, làm việc nhà,... để duy trì nhịp độ sống ổn định của mình.
Mỗi giai đoạn trong cuộc đời đều có một mục tiêu riêng: Thời thơ ấu là vui chơi, tuổi trẻ là học, trung niên là làm việc nuôi gia đình, về già cũng có mục tiêu riêng. Vậy nên hãy cố gắng giảm thiểu khả năng bệnh tật của bạn để có cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc.
Hơn nữa, chúng ta phải cố gắng "đi nhanh hơn" để sau này giảm bớt gánh nặng cho chính mình và gia đình."
1. Kiến thức là sức khỏe, và bác sĩ chăm sóc tốt nhất là chính mình
Sức khỏe con người thường được hình thành bởi 3 yếu tố: di truyền, tập thể dục và thói quen sinh hoạt. Nếu bạn có thói quen hút thuốc, uống rượu và thức khuya thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe.
Bạn cần đọc nhiều sách hơn và có kiến thức toàn diện về cấu trúc, chức năng cơ thể con người, kiên trì chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao đều đặn, chăm sóc sức khỏe tinh thần...
Ngoài ra, bạn cần có hiểu biết toàn diện về tình trạng thể chất của mình, suy nghĩ biện pháp giải quyết kịp thời.
Thay vì ỷ lại vào việc đến bệnh viện khám lấy thuốc, bạn còn cần phát huy hết sức khả năng chủ động trong việc tăng cường sức khỏe của mình.
Ví dụ: Trước đây tôi từng bị ngứa da, khiến ban đêm khó ngủ. Tôi đã đi khám và nhận được ít thuốc mỡ về bôi nhưng vẫn không hết. Thế nên tôi tự đọc sách và phát hiện các loại nguyên nhân gây ngứa có liên quan đến lối sống của mình. Tôi thay đổi một chút trong chế độ ăn uống, giữ tâm lý bình tĩnh, học cách xoa bóp huyệt tương ứng, và sau đó đã dần bình phục.
Người xưa có câu: "Bệnh lâu ngày cũng trở thành bác sĩ." Cơ thể của chúng ta thì chính chúng ta là người hiểu rõ nhất, nên hãy điều chỉnh lối sống cho phù hợp.
2. Kiên trì những gì nên làm, không chỉ riêng những gì thích làm
Nói tóm lại, cả cuộc đời này, người bên cạnh chúng ta lâu nhất là chính mình, thế nên hãy học cách tự lo liệu tốt cho bản thân.
Nấu ăn, rửa bát, giặt đồ, đi chợ,... không cần quá giỏi, chỉ cần bạn đủ khả năng tự chăm lo cho bản thân.
Trong cuộc sống, có rất nhiều thứ chúng ta không muốn làm, nhưng bắt buộc phải làm, chẳng hạn như việc đi làm.
Công việc mệt như vậy, ai mà chẳng muốn nghỉ nằm dài ở nhà cho khỏe, nhưng chúng ta không thể tùy hứng được, bởi vì chúng ta cần kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Chúng ta không được vì lười biếng mà không tập thể dục, chúng ta cũng không thể vì không thích học mà ôm khư khư điện thoại chơi game.
Tương tự như vậy, sẽ có những lúc bạn thấy rất khó khăn, nhưng những thứ cần cố gắng, vậy hãy cố mà nỗ lực đến cùng, đừng phí hoài công sức đã bỏ ra lúc trước rồi buông xuôi giữa chừng.
3. Nâng cao đời sống văn hóa
Thay vì vội vàng chạy theo thời gian biểu của người khác, rằng "Tại sao tôi vẫn chưa thành công như họ?"
Tốt hơn hết hãy cố gắng sắp xếp thời gian chặt chẽ, hoàn thành những việc trong kế hoạch, đọc thêm nhiều sách và nghiên cứu về những thứ bản thân thích.
Điều quan trọng, bạn cần thiết lập cho mình tư tưởng không sợ chết. Bạn phải có thế giới tinh thần độc lập của riêng mình. Nếu giải quyết tốt vấn đề này, bạn sẽ sống thoải mái và hạnh phúc hơn.
Đừng lo lắng về cái chết, mà hãy dũng cảm đối mặt với nó như một vấn đề bình thường. Như vậy, dù là người đang mắc bệnh tật đi nữa vẫn có cơ hội vượt qua được nó.
Tinh thần lạc quan là thứ rất cần có ở mỗi người!
VietBF @ Sưu tầm